Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chia sẻ bởi Phạm Trường Giang | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

BÀI THI

Họ và Tên:
Nguyễn Thị Huấn
Đỗ Thị Ngọc Anh
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DHLS


BÀI 14

NHẬT BẢN GiỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GiỚI
(1918-1939)
Nêu các giai đoạn phát triển của nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
Nội dung cơ bản và
tác dụng của chính sách
mới của Ru-dơ-ven?
Tình hình Nhật Bản
trong những năm 1918-1929?
2.Cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933 nguyên nhân và
quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?
Các bạn cố gắng lên!
I.Nhật Bản trong những năm 1918-1929
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918-1923)
Kinh tế:
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , Nhật Bản là nước thứ hai
(sau Mĩ) có nhiều lợi thế phát triển kinh tế.
-Biểu hiện: Từ 1914-1919, sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
Xã hội
-Đời sống người lao động không được cải thiện, nhiều phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân nổ ra.
+ Năm 1918, diễn ra cuộc bạo động lúa gạo
+ Tháng 7/1922, Đảng Cộng Sản Nhật thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân.
2. Những năm ổn định tạm thời (1924-1929)
Kinh tế:
-Từ năm 1924 đến 1929, kinh tế Nhật Bản phát triển bấp bênh, không ổn định.
Nguyên nhân:
+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, muốn phát triển kinh tế phải phụ thuộc vào nguyên liệu từ bên ngoài
Về chính trị, xã hội
Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX
+ Nhật Bản ban hành luật bầu cử cho nam giới
+Cắt giảm ngân hàng quốc phòng
+Hạn chế quan hệ căng thẳng với bên ngoài.
-Những năm cuối thập niên 20, chính phủ Ta-na-ca thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến, chủ trương dùng vũ lực bành trướng ra bên ngoài, nhưng thất bại.
II. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của Nhật.
Khủng hoảng kinh tế (1929-1933)
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 lan tới Nhật Bản, làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là nông nghiệp.
-Biểu hiện

+ Năm 1931
.Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%.
. Nông nghiệp giảm 1,7
. Ngoại thương giảm 80%.
. Đồng Yên sụt giá nghiêm trọng…
- Hậu quả
+ Nông dân bị phá sản.
+ Công nhân thất nghiệp 3 triệu người.
+ Mâu thuẫn xã hội lên cao dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản
+ Là quá trình kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước thông qua chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
+ Quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30, thông qua cuộc đấu tranh giữa phái “ sĩ quan trẻ” và “tướng lĩnh già”
Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa
+ Năm 1931 đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc, biến thành bàn đạp để tấn công Châu Á.

 Từ thập niên 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á.

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Từ thập niên 30 của thế kỉ XX,cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật diễn ra sôi nổi.
( Làm việc với phiếu học tập)

Nhóm 1:
Nhận xét về
mục đích,
lãnh đạo và
hình thức của
các cuộc đấu
tranh?
Nhóm 2:
Nhận xét về
hình thức và
tác dụng của
phong trào đấu
tranh thời kì này?
Lớp mình nhanh lên nào 
Mục đích: Phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật Bản.
Lãnh đạo : Đảng cộng sản
Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.
Tác dụng: Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
Kết quả đây!
 III.Bài tập về nhà 
Học bài cũ
Tìm hiểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Quân phiệt

1. Chính sách phản động của các nước đế quốc trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược.
2. Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân độ để nắm quyền bính, kìm kẹp, đàn áp nhân dân và các phe phái đối lập chống lại chúng: Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trường Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)