Bài 14. Lực hướng tâm

Chia sẻ bởi Phạm Thùy Linh | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lực hướng tâm thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Vật Lí 10
Lực hướng tâm
Lực li tâm
Tổ 5
I – LỰC HƯỚNG TÂM
Khái niệm: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

Công thức:
Ví dụ:
1. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm. Lực này gây ra cho vệ tinh gia tốc hướng tâm, giữ cho nó chuyển động tròn đều quanh Trái Đất.
2. Lực kéo của tay người tác dụng lên quả tạ làm cho nó chuyển động tròn đều.
Ví dụ:
3. Lực đẩy của chuột lang làm cho vòng bánh xe chuyển động tròn đều.
Ví dụ:
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LỰC HƯỚNG TÂM
Đua ngựa
Vệ tinh
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LỰC HƯỚNG TÂM
Ứng dụng:
Yo yo - một ứng dụng thú vị của lực hướng tâm
BÀI TẬP LỰC HƯỚNG TÂM
Phương pháp giải:
Chọn hệ qui chiếu.
Vẽ các lực tác dụng vào vật (xem vật là chất điểm).
- Vận dụng định luật II Niutơn:
- Chiếu (1) xuống hai trục tọa độ (trục Ox // với phương chuyển động), ta được hệ hai phương trình:
- Giải hệ phương trình trên và suy ra kết quả.
BÀI TẬP VÍ DỤ:
Một ôtô có khối lượng m = 1200 kg (coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36 km/h trên chiếc cầu vồng lên coi như cung tròn có bán kính r = 50 cm.

a) Tính áp lực của ôtô vào mặt cầu tại điểm cao nhất.
b) Nếu cầu võng xuống (các số liệu vẫn giữ như trên) thí áp lực của ôtô vào mặt cầu tại điểm thấp nhất là bao nhiêu ? So sánh hai đáp số và nhận xét.

Tóm tắt:
m = 1200 kg
v = 36 km/h = 10 m/s
r = 50 m
g = 10 m/s2
N = ? (N)
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?

a) Giới hạn vận tốc của xe
b) Tạo lực hướng tâm
c) Tăng lực ma sát
d) Cho nước mưa thoát dễ dàng.
Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10m/s. Lực ma sát cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900N. Ôtô sẽ:

a) Trượt vào phía trong của vòng tròn .
b) Trượt ra khỏi đường tròn.
c) Chạy chậm lại vì tác dụng của lực li tâm.
d) Chưa đủ cơ sở để kết luận
Một vật nặng 4,0kg được gắn vào một dây thừng dài 2m. Nếu vật đó quay tự do thành một vòng tròn quanh trục thẳng đứng gắn với đầu dây thì sức căng của dây là bao nhiêu khi căng tối đa và vật có vận tốc 5m/s ?

a) 5,4N
b) 10,8N
c) 21,6N
d) 50N
II – LỰC LI TÂM:
Khái niệm lực li tâm:
- Lực li tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính.
- Đây là hệ quả của trường gia tốc, xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính (trong này là hệ quy chiếu quay).


K/n chuyển động li tâm:
- Là chuyển động lệch ra khỏi quỹ đạo tròn theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của vật.
Ứng dụng:
Máy điều tốc li tâm, một ứng dụng cổ điển của lực ly tâm
III - Phân biệt lực hướng tâm và lực li tâm
Lực hướng tâm

- Là lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
-   Điểm đặt: Trên chất điểm tại điểm đang xét trên quỹ đạo; Phương: Dọc theo bán kính nối chất điểm với tâm quỹ đạo; Chiều: Hướng vào tâm của quỹ đạo.
- Lực này ngược chiều với lực quán tính li tâm và có độ lớn bằng lực quán tính li tâm.



- Độ lớn:
Lực li tâm

- Là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính.
-   Hệ quy chiếu gắn với vật quay đều quanh một trục gọi là hệ quy chiếu quay.


-   Trong hệ quy chiếu quay đều, ngoài các lực do các vật khác gây ra, mỗi vật còn chịu thêm một lực quán tính li tâm, lực này ngược chiều với lực hướng tâm và có độ lớn bằng lực hướng tâm.
- Độ lớn:
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
* Tìm tài liệu:
- Lực hướng tâm (ĐN, CT, VD): Ngô Hà Uyên
- Lực li tâm (ĐN, CT, VD): Trần Việt Hoàng
Ứng dụng hai lực: Trần Lê Hà My
- Dạng bài tập: Nguyễn Thị Hồng Phúc
Phân biệt lực hướng tâm và lực li tâm: Ngô Minh Anh

* Trình chiếu:
Phạm Thuỳ Linh - Vũ Phương Anh - Mai Khanh

* Thuyết trình:
Trần Việt Hưng - Nguyễn Trần Bảo Tuấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)