Bài 14. Lực hướng tâm

Chia sẻ bởi Bùi Kim Ngọc | Ngày 09/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Lực hướng tâm thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:


Chào mừng thầy cô
đến dự giờ với lớp 10A1
Trường THPT Trung Giã
GVHD: Đỗ Thị Liên
GSTT: Bùi Kim Ngọc
- Thế nào là chuyển động tròn, tròn đều?
- Gia tốc trong chuyển động tròn đều
có đặc điểm như thế nào?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tại sao khi thiết kế cầu người ta thường làm vồng lên?
Bài 14: Lực hướng tâm


I. LỰC HƯỚNG TÂM

1. Định nghĩa.

Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm được gọi là lực hướng tâm.
Ví dụ 1
Lực hấp dẫn giữa vệ tinh và Trái Đất đóng vai trò là lực hướng tâm giữ cho vệ tinh chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất.
N
P

Ví dụ 2
Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm
Hợp lực của trọng lực và phản lực
đóng vai trò là lực hướng tâm
Ví dụ 3

Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới không?

Nhận xét: Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới mà chỉ là một trong các lực chúng ta đã học hay hợp lực của các lực đó, nó gây ra gia tốc hướng tâm nên được gọi là lực hướng tâm.
O
T
P
Fht
 
 

II. CHUYỂN ĐỘNG LI TÂM
1. Định nghĩa
Chuyển động li tâm là chuyển động lệch ra khỏi quỹ đạo tròn theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của vật.
Thế nào là
chuyển động li tâm?

2. Ứng dụng:

Máy vắt li tâm

Xe qua chỗ rẽ mà chạy nhanh quá sẽ bị trượt li tâm dễ gây tai nạn.
3. Tác hại

Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm
Củng cố kiến thức
Độ lớn của lực hướng tâm:
 
Củng cố kiến thức
Điểm đặt: Đặt lên vật chuyển
động.
Phương: Trùng với bán kính của
quỹ đạo.
Chiều: Hướng vào tâm của quỹ
đạo.
Củng cố kiến thức
Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới mà chỉ là một trong các loại lực chúng ta đã học hay hợp lực của các lực và nó gây ra gia tốc hướng tâm
nên được gọi là lực hướng
tâm
Củng cố kiến thức
Câu 1: Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm?
A. Lực ma sát.
B. Lực đàn hồi.
C. Lực hấp dẫn.
D. Cả ba đáp án trên
Bài tập củng cố
Câu 2: Ở những đoạn đường cong, mặt đường thường được làm nghiêng. Việc này nhằm mục đích gì?
A. Giới hạn vận tốc của xe.
B. Tạo lực hướng tâm
C. Tăng lực ma sát.
D. Cho nước mưa thoát dễ dàng.
Bài tập củng cố
Câu 3: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang bán kính 250m. Vận tốc của xe không đổi có độ lớn 50 m/s. Khối lượng của xe là 1200kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:
A. 10000 N C. 12000 N
B. 11000 N D. 13000 N
Bài tập củng cố
Câu 4: Đặt một vật có khối lượng 100g trên một bàn tròn có bán kính 60cm. Khi bàn quay quanh một trục thẳng đứng đi qua tâm bàn thì thấy vật quay đều theo bàn với vận tốc 3m/s. Vật cách rìa bàn 10cm. Lực ma sát nghỉ giữa vật và bàn là:
A. 1.7 N C. 1.9 N
B. 1.8 N D. 2 N
Bài tập củng cố
 
Bài tập củng cố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Kim Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)