BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (tt)

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (tt) thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Bài: 14– tiết: 38
Tuần dạy: Ngày dạy:
CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN


Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết:
- Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
Biết một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
- Biết khái niệm về định dạng văn bản.
- Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ việt trong soạn thảo văn bản.
Kỹ năng:
Về thái độ:
Trọng tâm:
Biết khái niệm về định dạng văn bản.
- Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ việt trong soạn thảo văn bản.
Chuẩn bị :
3.1 Giáo viên: bảng
3.2 Học sinh: Xem trước của bài 14 : “Khái niệm về soạn thảo văn bản”
Tiến trình:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hãy kể tên các chức năng của hệ soạn thảo văn bản?
Trả lời:
Nhập và lưu văn bản
Sửa đổi văn bản
Trình bày văn bản
Một số chức năng khác: tìm kiếm, thay thế…
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1:
Đặt vấn đề:
Khi soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều đơn vị xử lí giống như khi chúng ta soạn thảo trên giấy thông thường, nhưng cũng có một số đơn vị xử lí khác.


HS: Nghe, ghi bài.











Ngày nay, chúng ta tiếp xúc nhiều với các văn bản là sản phẩm của những hệ soạn thảo văn bản, trong đó có những văn bản không tuân theo các quy ước chung của việc soạn thảo. Một yêu quan trọng khi bắt đầu học soạn thảo là phải tôn trọng những quy định chung này, để văn bản soạn thảo ra được nhất quán và khoa học.




HĐ 2:
Quy ước, ý nghĩa của các phím theo kiểu gõ TELEX:

f huyền
s sắc
r hỏi
x ngã
j nặng

aa â
aw ă
ee ê
oo ô
w, uw, ] ư
ow, [ ơ
dd đ


Hai bộ mã sử dụng phổ biến hiện nay dựa trên bộ mã ASCII là TCVN3 và VNI, ngoài ra còn có bộ mã Unicode dùng chung cho mọi ngôn ngữ của mọi quốc gia trên thế giới. Bộ mã Unicode đã được quy định để sưe dụng trong văn bản hành chính quốc gia.

Để hiển thị và in được chữ Việt, chúng ta cần các bộ phông chữ Việt tương ứng với từng bộ mã. Có nhiều bộ phông với nhiều bộ chữ khác nhau.
Văn bản chữ Việt gửi từ máy này sang máy khác có thể không hiển thị đúng do việc các phần mềm soạn thảo dùng các bộ mã và phông chữ khác nhau. Tình hình này đang được cải thiện khi chúng ta chuyển sang dùng bộ kí tự Unicode thống nhất và mọi phần mềm đều hỗ trợ cho bộ kí tự này.

Hiện nay các hệ soạn thảo đều có các chức năng kiểm tra chính tả, sắp xếp,... cho một số ngôn ngữ nhưng chưa có tiếng Việt. Để kiểm tra máy tính có thể làm được các công việc đó với văn bản tiếng Việt, chúng ta cần dùng các phần mềm tiện ích riêng.
HS: Nghe, đọc SGK, ghi bài.

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản.
a) Các đơn xử lí trong văn bản
- Kí tự (Character): đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản.
- Từ (Word): Là tập hợp các kí tự nằm giữa hai dấu trống và không chứa dấu trống.
- Dòng văn bản (Line): Là tập hợp các từ theo chiều ngang trên cùng một hàng.
- Câu (Sentence):
Là tập hợp các từ được kết thúc bằng các dấu kết thúc câu.
- Đoạn văn bản (Paragraph): Là tập hợp các câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, các đoạn được phân cách với nhau bởi dấu xuống dòng.
- Trang, trang màn hình: Toàn bộ văn bản được thiết kế để in ra trên một trang giấy được gọi là trang, trang màn hình là phần văn bản được hiển thị trên màn hình tại một thời điểm.
b) Một số quy ước trong việc gõ văn bản
- Các dấu ngắt câu phải đặt sát từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó còn nội dung.
- Giữ các tờ dùng một kí tự trống để ngăn cách, giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần Enter.
- Các dâu mở ngoặc và mở nháy phải được đặt sát vào kí tự đầu tiên của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)