Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2)

Chia sẻ bởi Trần Văn Nghĩa | Ngày 24/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2) thuộc Excel

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : Tiết :
Ngày dạy : Lớp :

§14. Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được một số qui ước trong việc gõ văn bản.
- Cách gõ tiếng việt theo kiểu Telex.
2. Kỹ năng
- Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
- Thành thạo trong việc gõ phông tiếng việt.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tập trung chú ý quan sát thao tác thực hiện.
- Ham mê hứng thú tìm tòi.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: SGK, vở ghi, bút,…
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
- Ổn định lớp.
- Chỉnh đốn trang phục.
- Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu khái niệm hệ soạn thảo văn bản là gì?
Câu 2: Hãy nêu một số chức năng chính của hệ soạn thảo văn bản?
GV: - Gọi học sinh nhận xét.
- Tổng hợp, đánh giá và cho điểm.
3. Đặt vấn đề
Trong tiết trước các em đã đi tìm hiểu mục 1 nhỏ giới thiệu qua một só chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản. Trong bài hôm nay các em đi tìm hiểu tiếp mục 2 và 3 đế nắm được một số quy ước và gõ phông tiếng việt trong hệ soạn thảo văn bản.
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tg

( Hoạt động 1
- Giáo viên thao tác trên máy kết hợp học sinh đọc sách giáo khoa.
? Quan sát trên bảng và cho biết các đơn vị xử lý trong văn bản?
? Quan sát các dấu chấm, phảy, hai chấm: và cho nhận xét vị trí các dấu so với từ đằng trước và sau nó?
? Quan sát các dấu mở ngoặc: và cho nhận xét vị trí các dấu so với từ đằng trước và sau nó?
? Quan sát các dấu đóng ngoặc: và cho nhận xét vị trí các dấu so với từ đằng trước và sau nó?
? Nếu không tuân thủ qui ước gõ văn bản thì sao?
- Đọc phần chú ý (SGK - 96)

2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản
a) Các đơn vị xử lý trong văn bản
- Kí tự (Character)
- Từ (Word)
- Dòng văn bản (Line)
- Câu (Sentence)
- Đoạn văn (Paragraph): Các đoạn được phân cách nhau bởi phím Enter
- Trang (Page); Trang màn hình
b) Qui ước gõ văn bản
- Các dấu: chấm, phảy, chấm phảy, hai chấm, chấm than, hỏi chấm: viết liền từ đằng trước và cách từ đằng sau nó.
- Các dấu mở ngoặc: (, [, {, “ , < đi liền với từ đứng sau nó.
- Các dấu đóng ngoặc: ), ], }, ”, > đi liền với từ đằng trước nó.


( Hoạt động 2
- Hiện nay có 1 số phần mềm xử lý được các chữ: chữ Việt, chữ Nôm, chữ Thái...
Vậy để xử lí chữ Việt trên máy tính các em cần phân biệt một số công việc chính sau:
- HS: Nghe giảng, quan sát ghi chép bài đầy đủ.
- Để gõ chữ Việt trong máy tính cần có các chương trình hỗ trợ việc đó.
- Một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt phổ biến hiện nay: VietKey2000, Unikey,…










? Tại sao phải mã hoá kí tự?
? so sánh bảng mã ASCII và Unicode?
- HS: trả lời, ghi chép bài.


- Phông chữ thường:.VnTime,VnArial,…
- Phông chữ hoa:.VnTimeH,VnArialH,…


- HS: Đọc sách, ghi chép đầy đủ.

3. Chữ việt trong soạn thảo văn bản
a) Xử lý chữ Việt trong máy tính
- Nhập văn bản chữ việt.
- Lưu trữ, hiển thị, in ấn văn bản chữ việt.
- Truyền văn bản chữ Việt qua mạng Internet.





b) Gõ chữ Việt
- Qui ước, ý nghĩa của các phím theo kiểu gõ Telex:
Dấu
Chữ

f
Huyền
ee


s
Sắc
oo


r
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)