Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng Mạnh | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Khoa Sinh KTNN, ĐHSP HN - 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Trang bìa
Trang bìa:
I. KHÁI NIỆM
Định nghĩa: I.KHÁI NIỆM
- Tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được tinh bột lại không thể tiêu hoá được xenlulozo? + Vì cơ thể người có enzim phân huỷ tinh bột nhưng lại không có enzim phân huỷ xenlulozo - Tại sao ăn nộm thịt bò khô lẫn với đu đủ thì dễ tiêu hoá hơn chỉ ăn mỗi thịt bò khô ? + Vì trong đu đủ có enzim phân huỷ Pr trong thịt bò khô - Vậy enzim là gì?Nó khác chất xúc tác hoá học ở điểm nào? + Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Nó làm tăng tốc độ của phản ứng gấp nhiều lần so với chất xúc tác hoá học Cấu trúc: I. KHÁI NIỆM
- Quan sát hình vẽ kết hợp SGK cho biết cấu trúc của enzim? + Thành phần là Pr hay Pr + chất khác (là chất vô cơ hay là VTM gọi là coenzim) + Enzim có vùng trung tâm hoạt động (là chỗ lõm xuống để enzim liên kết với cơ chất) Đặc điểm: I. KHÁI NIỆM
- Nghiên cứu các ví dụ sau và rút ra đặc điểm của enzim ? VD1: 1 phân tử catlaza phân huỷ 5 triệu phân tử H2O2 chỉ trong 1`. Nếu dùng sắt thì phải mất hàng ngìn năm VD2: Enzim amilza chỉ tác động lên tinh bột hay enzim lipaza chỉ phân huỷ lipit VD3: Quá trình biến đổi gluco thành axit lăctic phải cần tới 11 E tác động lần lượt theo một trình tự xác định. * Đặc điểm của enzim: - Có hoạt tính mạnh - Tính chuyên hoá cao - Có tính phối hợp hoạt động Cơ chế tác động của E : I. KHÁI NIỆM
- Quan sát hình vẽ mô tả lại cơ chế tác động của enzim? * Cơ chế: Enzim + cơ chất --> phức E-cơ chất --> sản phẩm + Enzim Cơ chế tác động của E saccraza: I. KHÁI NIỆM
- Mô tả lại cơ chế tác động của enzim Saccaraza trong hình bên? * Đường saccarozơ + enzim saccraza --> phức enzim- cơ chất --> Glucôzo + Fructozo Chú ý: I. KHÁI NIỆM
- Nhận xét sự biến đổi của enzim Saccaraza trong phản ứng trên ? + Enzim không bị biến đổi sau phản ứng và không làm thay đổi chiều phản ứng - Quan sát hình bên em có kết luận gì? + Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt ítnh của E: I. KHÁI NIỆM
- Nghiên cứu mục ảnh hưởng của các nhân tố trong SGK và thảo luận nhóm để mô tả lại bằng đồ thị ? Kết luận: T. KHÁI NIỆM
* Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: - Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó E có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất - Độ pH: Mỗi E có pH thích hợp. - Nồng độ cơ chất: Với một lượng E xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của E tăng sau đó giảm - Chất ức chế hoặc hoạt hoá E có thể làm tăng hay ức chế hoạt tính của E II. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
Câu hỏi: II. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ
- Nếu không có E thì điều gì sẽ xảy ra? - Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách nào? - Chất ức chế và chất hoạt hoá có tác động như thế nào đối với E? + Hoạt động sống của tế bào sẽ không duy trì vì phản ứng xảy ra chậm + Bằng enzim + Chất ức chế làm enzim không liên kết với cơ chất + Chất hoạt hoá làm tăng hoạt tính của enzim Điều hoà QT chuyển hoá: VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ
- Phân tích hình vẽ sau và rút ra kết luận? + Enzim xúc tác phản ứng sinh hoá trong TB + TB tự điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế ngược + Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại ức chế sự hoạt động của enzim xúc tác ở đầu con đường chuyển hoá. III. CÂU HỎI
Câu 1:
Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hóa bằng cách nào
Tạo ra nhiều phản ứng trung gian
Tăng tốc độ phản ứng trong tế bào
Nâng cao nhiệt độ để các phản ứng diễn ra dễ dàng
Cả a,b và c

Câu 2:
Enzim có bản chất là gì?
Lipôprôtêin
Prôtêin
Glicôprôtêin
Cả a,b và c

Câu 3:
Enzim liên kết với cơ chất như thế nào?
Enzim coa thể liên kết với cơ chất ở bất kỳ vị trí nào
Enzim có thể liên kết với nhiều cơ chất khác nhau
Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim- cơ chất
Cả a và b

Câu 4:
Mỗi Enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng vì?
Trên mỗi enzim chie có một trung tâm hoạt động
Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất nhất định
Chịu tác động bởi tính chất lí hoá của cơ chất
Cả a và c

Câu 5:
Nồng độ cơ chất ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của enzim
Cơ chất nhiều enzim hoạt động mạnh
Cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim
Cơ chất ít enzim không hoạt động
Cả a và b

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)