Bài 14. Động từ

Chia sẻ bởi Nguyễn Mai An | Ngày 21/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Động từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NGữ văn 6
Ai nhanh nhất, đúng nhất
Hãy chỉ ra điều độc đáo trong vị ngữ của một câu văn và một khổ thơ dưới đây:
1. “Chúng ta sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
2. “…Bác vui như ánh buổi bình minh,
Vui mỗi mầm non trái chín cành,
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình…”
- Tố Hữu-
Tiết 60: Động từ
Người dạy: Lưu Ngọc Vinh
I. Đặc điểm của động từ
1. Ví dụ:
Tìm động từ trong những câu dưới đây:
a. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
b. Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo […] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
c. Biển vừa treo lên có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”.
2. Nhận xét
a. Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là chỉ: hành động, trạng thái của sự vật.
b. Động từ:
* Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ, đừng…để tạo thành cụm động từ.
* Chức vụ chính của động từ trong câu là:
- Làm vị ngữ.
- Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.
Ghi nhớ
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vât.
Động từ kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…để tạo thành cụm động từ.
Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.
II. Các loại động từ chính
1. Ví dụ:
Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, đinh, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.


BẢNG PHÂN LOẠI
chạy, ngồi, đứng, nói,
đi,đọc, hỏi, cười
dám, toan, định
buồn, đau, gãy, ghét,
nhức, nứt, vui, yêu
2. Nhận xét
a. Có hai loại động từ:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm: Động từ tình thái.
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm: Động từ chỉ hành động, trạng thái.
b. Loại sau chia thành hai loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái
Ghi nhớ
Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?)
Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?)
III. Luyện tập

Bài tập 1: SGK


Bài tập 2: SGK
PHIẾU BÀI TẬP
Tiết 60: Động từ
Cô giáo: Lưu Ngọc Vinh
Trường THCS Thống Nhất
Bài tập 1

Dòng nào dưới đây đúng với khái niệm động từ:

Chỉ hoạt động, trạng thái.

Chỉ sự việc, hiện tượng.

Chỉ số lượng, thứ tự.
Bài tập 2
Động từ có thể chia thành:

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái và tình thái.

Động từ chỉ hành động và trạng thái.

Động từ chỉ tình thái và trạng thái.

Động từ chỉ hành động và tình thái.
Bài tập 3
Đâu là động từ tình thái trong bốn nhóm động từ dưới đây?

Định, toan, dám, muốn

Nghe, nói, đọc, viết

Đan, khâu, may, vá

Vui, mừng, nhớ, sướng
Bài tập 4
Khi làm chủ ngữ động từ thường?

Vẫn kết hợp với các từ đã, đang, sẽ.
Vẫn kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng
Vẫn kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, hãy, chớ, đừng
Không kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, đã, đang, sẽ.

Bài tập 5

Các từ gạch chân trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ? Vì sao?

Mẹ nắm ba nắm cơm.

“Cày đồng đang buổi ban trưa” và “Con trâu đi trước cái cày đi sau”.
Bài tập 6
1. Tìm động từ trong khổ thơ dưới đây:
“…Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau…”
(“Tin thắng trận” – Bác Hồ)

2. Con có cảm nhận gì về cách chọn lựa động từ của Bác?

3. Con còn biết câu thơ nào của Bác cũng có cách dùng động từ hay như thế?
Bài tập 7
Viết một đoạn văn ngắn nói về nội dung học sinh học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ muôn vàn kính yêu, trong đó có động từ làm chủ ngữ và vị ngữ.
(Gạch hai gạch dưới động từ làm chủ ngữ và một gạch dưới động từ làm vị ngữ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mai An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)