Bài 14. Động từ
Chia sẻ bởi Bùi Thị Hậu |
Ngày 21/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Động từ thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Người dạy : Bùi Thị Hậu
Đơn vị: Trường thcs Mỹ Đồng
Nhiệt Liệt chào Mừng
các thầy cô về dự hội giảng
cụm II
Kiểm tra bài cũ :
Trong chương trình ở Tiểu học, em đã học những từ loại nào ? Kể tên?
Danh từ, động từ, tính từ, đại từ.
Thứ 7 ngày 18 tháng 12 năm 2004
Bài 14:
Tiết 60: Động từ
Ngữ văn 6:
Nôi dung bài học:
I. Đặc điểm của động từ .
II.Các loại động từ chính.
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
"Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ..."
(Em bé thông minh)
2. "Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh - Thủy Tinh)
=> Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Hỏi: Tìm các động từ có trong ví dụ?
Hỏi: Hãy giải nghĩa từ "đi", "yêu thương" ?
-Đi là hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ bình thường.
-Yêu thương là trạng thái có tình cảm gắn bó thiết tha và sự quan tâm hết lòng.
Hỏi: Động từ là gì ?
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
1. "Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ..."
(Em bé thông minh)
2. "Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh - Thủy Tinh)
=> Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ
Hỏi: Động từ "đi", "ra" ở ví dụ 1 có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước ?
Hỏi: Ngoài từ "đã", "cũng", động từ "đi", "ra" còn kết hợp được với những từ nào ở phía trước ?
Hỏi: Từ đó, em rút ra kết luận gì về khả năng kết hợp của động từ với các từ xung quanh nó?
(đang, vẫn, hãy, đừng, chớ, còn.)
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
1."Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ..."
(Em bé thông minh)
2. "Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh - Thủy Tinh)
=>Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ.
Hỏi: Hãy xác định chủ ngữ ,vị ngữ trong ví dụ?
Hỏi: Các động từ vừa tìm được nằm ở vị trí nào trong câu?
Hỏi: Từ đó em rút ra kết luận gì về chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu?
Hỏi: Các động từ đó giữ vai trò gì trong vị ngữ?
- Giữ vai trò chính.
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
3. Học phải đi đôi với hành.
=>Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ...
Hỏi: Đọc và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên ?
Hỏi: Từ học thuộc từ loại gì ?
Hỏi: Ngoài chức vụ điển hình là vị ngữ trong câu, động từ còn có thể giữ chức vụ gì ?
Hỏi:Từ đó em rút ra kết luận gì khi động từ làm chủ ngữ?
- Động từ.
- Chức vụ chủ ngữ.
Hỏi: Khi làm chủ ngữ, động từ có thể kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ, . không ?
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
Ghi nhớ:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng vẫn, hãy, đừng, chớ...
Hỏi: Động từ có đặc điểm gì khác danh từ
- Về khả năng kết hợp?
- Về chức vụ ngữ pháp trong câu?
Kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, vẫn, cũng, hãy.... ở phía trước.
- Chức vụ điển hình là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, vừa, vẫn, hãy...
-Kết hợp với số, lượng từ ở phía trước và từ này, kia, ấy ... ở phía sau.
- Chức vụ điển hình là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
II. Các loại động từ chính.
Hãy sắp xếp các động từ: buồn, chạy, cười, dám, đau, định, đi, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu vào bảng phân loại:
Buồn, gãy, ghét, nhức, nứt, đau, vui, yêu.
Chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Định, toan, dám.
Yêu cầu : Hoạt động nhóm (Thời gian : 2 phút.)
Buồn, gãy, ghét, nhức, nứt, đau, vui, yêu.
Chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Định, toan, dám.
=> Trong Tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
=> Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì ?)
Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
(Động từ chỉ hành động trạng thái )
(Động từ tình thái)
Hỏi : Dựa vào bảng phân loại, hãy cho biết động từ có mấy loại chính?
Hỏi : Động từ chỉ hành động,trạng thái có thể chia làm mấy loại ?
II.Các loại động từ chính:
Ghi nhớ :
* Trong Tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?)
Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
Ghi nhớ:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, cũng vẫn, hãy, đừng, chớ...
II.Các loại động từ chính:
Ghi nhớ :
* Trong tiếng việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì ?)
Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
III.Luyện tập:
Lợn cưới, áo mới.
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
-Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bài 1:
Tìm động từ có trong truyện: "Lợn cưới, áo mới". Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
Chúc mừng đội
chiến thắng
Tìm các động từ:
*Yêu cầu : Chơi trò chơi tiếp sức. Trong thời gian 2 phút, lần lượt các thành viên của mỗi nhóm sẽ lên điền một động từ tìm được vào bảng. Nếu bạn thứ nhất chưa về chỗ mà bạn thứ hai đã chạy lên (hoặc cả hai cùng lên) là phạm luật -> lượt đó phải chạy lại.
* Trong thời gian ngắn nhất, đội nào tìm chính xác nhiều động từ thì đội đó thắng.
khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, qua, khen, hỏi, tất tưởi, cưới, chạy, giơ, bảo, đến.
có, thấy, tức, tức tối
Phân loại các động từ vừa tìm được:
Thói quen dùng từ.
Có anh chàng nọ tính rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế vội giơ tay ra, hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau !
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
- Cầm lấy tay tôi này !
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:
-Tôi nói thế vì biết anh này. Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.
Bài 2:
Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Bài 4:
Đặt hai câu có động từ : lao động (trong đó một câu động từ lao động làm chủ ngữ và một câu động từ lao động làm vị ngữ).
Lao động là nghĩa vụ của mỗi người.
- Hôm qua, lớp 6A1 lao động.
Bài 3:
Chính tả (nghe - viết ): Con Hổ có nghĩa (Từ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt.)
Chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ.
*Học thuộc bài, nắm được đặc điểm của động từ, các loại động từ chính.
Hướng dẫn học bài ở nhà:
* Hoàn thành các bài tập vào vở.
* Đọc và soạn bài : Cụm động từ.
Kính chúc sức khoẻ các thầy cô giáo và các em học sinh !
Đơn vị: Trường thcs Mỹ Đồng
Nhiệt Liệt chào Mừng
các thầy cô về dự hội giảng
cụm II
Kiểm tra bài cũ :
Trong chương trình ở Tiểu học, em đã học những từ loại nào ? Kể tên?
Danh từ, động từ, tính từ, đại từ.
Thứ 7 ngày 18 tháng 12 năm 2004
Bài 14:
Tiết 60: Động từ
Ngữ văn 6:
Nôi dung bài học:
I. Đặc điểm của động từ .
II.Các loại động từ chính.
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
"Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ..."
(Em bé thông minh)
2. "Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh - Thủy Tinh)
=> Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Hỏi: Tìm các động từ có trong ví dụ?
Hỏi: Hãy giải nghĩa từ "đi", "yêu thương" ?
-Đi là hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ bình thường.
-Yêu thương là trạng thái có tình cảm gắn bó thiết tha và sự quan tâm hết lòng.
Hỏi: Động từ là gì ?
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
1. "Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ..."
(Em bé thông minh)
2. "Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh - Thủy Tinh)
=> Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ
Hỏi: Động từ "đi", "ra" ở ví dụ 1 có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước ?
Hỏi: Ngoài từ "đã", "cũng", động từ "đi", "ra" còn kết hợp được với những từ nào ở phía trước ?
Hỏi: Từ đó, em rút ra kết luận gì về khả năng kết hợp của động từ với các từ xung quanh nó?
(đang, vẫn, hãy, đừng, chớ, còn.)
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
1."Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người ..."
(Em bé thông minh)
2. "Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
(Sơn Tinh - Thủy Tinh)
=>Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ.
Hỏi: Hãy xác định chủ ngữ ,vị ngữ trong ví dụ?
Hỏi: Các động từ vừa tìm được nằm ở vị trí nào trong câu?
Hỏi: Từ đó em rút ra kết luận gì về chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu?
Hỏi: Các động từ đó giữ vai trò gì trong vị ngữ?
- Giữ vai trò chính.
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
3. Học phải đi đôi với hành.
=>Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ...
Hỏi: Đọc và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên ?
Hỏi: Từ học thuộc từ loại gì ?
Hỏi: Ngoài chức vụ điển hình là vị ngữ trong câu, động từ còn có thể giữ chức vụ gì ?
Hỏi:Từ đó em rút ra kết luận gì khi động từ làm chủ ngữ?
- Động từ.
- Chức vụ chủ ngữ.
Hỏi: Khi làm chủ ngữ, động từ có thể kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ, . không ?
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
Ghi nhớ:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng vẫn, hãy, đừng, chớ...
Hỏi: Động từ có đặc điểm gì khác danh từ
- Về khả năng kết hợp?
- Về chức vụ ngữ pháp trong câu?
Kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, vẫn, cũng, hãy.... ở phía trước.
- Chức vụ điển hình là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, vừa, vẫn, hãy...
-Kết hợp với số, lượng từ ở phía trước và từ này, kia, ấy ... ở phía sau.
- Chức vụ điển hình là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
II. Các loại động từ chính.
Hãy sắp xếp các động từ: buồn, chạy, cười, dám, đau, định, đi, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu vào bảng phân loại:
Buồn, gãy, ghét, nhức, nứt, đau, vui, yêu.
Chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Định, toan, dám.
Yêu cầu : Hoạt động nhóm (Thời gian : 2 phút.)
Buồn, gãy, ghét, nhức, nứt, đau, vui, yêu.
Chạy, cười, đi, đọc, đứng, hỏi, ngồi.
Định, toan, dám.
=> Trong Tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
=> Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì ?)
Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
(Động từ chỉ hành động trạng thái )
(Động từ tình thái)
Hỏi : Dựa vào bảng phân loại, hãy cho biết động từ có mấy loại chính?
Hỏi : Động từ chỉ hành động,trạng thái có thể chia làm mấy loại ?
II.Các loại động từ chính:
Ghi nhớ :
* Trong Tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?)
Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
I. Đặc điểm của động từ :
Ví dụ :
Ghi nhớ:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Động từ thường kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ... để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, cũng vẫn, hãy, đừng, chớ...
II.Các loại động từ chính:
Ghi nhớ :
* Trong tiếng việt có hai loại động từ đáng chú ý là:
Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
* Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ:
Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi Làm gì ?)
Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?)
III.Luyện tập:
Lợn cưới, áo mới.
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
-Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bài 1:
Tìm động từ có trong truyện: "Lợn cưới, áo mới". Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
Chúc mừng đội
chiến thắng
Tìm các động từ:
*Yêu cầu : Chơi trò chơi tiếp sức. Trong thời gian 2 phút, lần lượt các thành viên của mỗi nhóm sẽ lên điền một động từ tìm được vào bảng. Nếu bạn thứ nhất chưa về chỗ mà bạn thứ hai đã chạy lên (hoặc cả hai cùng lên) là phạm luật -> lượt đó phải chạy lại.
* Trong thời gian ngắn nhất, đội nào tìm chính xác nhiều động từ thì đội đó thắng.
khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, qua, khen, hỏi, tất tưởi, cưới, chạy, giơ, bảo, đến.
có, thấy, tức, tức tối
Phân loại các động từ vừa tìm được:
Thói quen dùng từ.
Có anh chàng nọ tính rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế vội giơ tay ra, hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau !
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
- Cầm lấy tay tôi này !
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:
-Tôi nói thế vì biết anh này. Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì.
Bài 2:
Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Bài 4:
Đặt hai câu có động từ : lao động (trong đó một câu động từ lao động làm chủ ngữ và một câu động từ lao động làm vị ngữ).
Lao động là nghĩa vụ của mỗi người.
- Hôm qua, lớp 6A1 lao động.
Bài 3:
Chính tả (nghe - viết ): Con Hổ có nghĩa (Từ Hổ đực mừng rỡ đến làm ra vẻ tiễn biệt.)
Chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ.
*Học thuộc bài, nắm được đặc điểm của động từ, các loại động từ chính.
Hướng dẫn học bài ở nhà:
* Hoàn thành các bài tập vào vở.
* Đọc và soạn bài : Cụm động từ.
Kính chúc sức khoẻ các thầy cô giáo và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Hậu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)