Bài 14. Dòng điện trong chất điện phân

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngát | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Dòng điện trong chất điện phân thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

P.E Onimusha - Thân tặng !
Trang bìa:
Trang bìa
Trang bìa:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 11A12 I. THUYẾT ĐIỆN LI
1. Thí nghiệm 1: Các em xem thí nghiệm
Trả lời câu hỏi: 1. Nước tinh khiết có dẫn điện không? Nếu có thì dẫn điện mạnh hay yếu? 2. Điều đó cho thấy mật độ hạt mang điện tự do trong nước cất nhiều hay ít? Kết luận: - Nước tinh khiết dẫn điện yếu, điều đó chứng tỏ trong nước tinh khiết có rất ít hạt tải điện. 2. Thí nghiệm 2: Các em xem thí nghiệm
Trả lời câu hỏi: 1. Dung dịch muối NaCl có dẫn điện không? Nếu có thì dẫn điện mạnh hay yếu? 2. Điều đó chứng tỏ mật độ hạt tải điện trong dung dịch muối NaCl lớn hay nhỏ? Kết luận: Dung dịch muối NaCl dẫn điện mạnh hơn, chứng tỏ mật độ hạt tải điện trong đó lớn hơn. 3. Thuyết điện li:
Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện. Ví dụ: :
Các ion dương và âm đã tồn tại sẵn trong các phân tử axit, bazơ và muối. Chúng liên kết chặt với nhau bằng lực hút Cu-lông. Khi tan vào nước hoặc dung môi khác, lực hút Cu-lông yếu đi, liên kết trở nên lỏng lẻo. Một số phân tử bị chuyển động nhiệt tách thành các ion tự do. Muối hoặc bazơ nóng chảy cũng dẫn điện rất tốt. Những dung dịch và các chất nóng chảy như trên được gọi là chất điện phân. II. BẢN CHẤT DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
1. Thí nghiệm: Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
- Chất điện phân: - Hai điện cực bằng đồng. - Điện cực nối với cực dương của nguồn điện gọi là anốt (A), điện cực kia gọi là catốt (K). - Khi không có điện trường ngoài (chưa đóng khoá k) thì các ion chuyển động nhiệt hỗn loạn. : Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân.: Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Vậy: Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. - Ion dương chạy về phía catốt nên gọi là cation. Ion âm chạy về phía anốt nên gọi là anion. - Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại. - Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có eletron có thể đi tiếp, còn vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiên tượng điện phân. III. CÁC HIỆN TƯỢNG DIỄN RA Ở ĐIỆN CỰC. HIỆN TƯỢNG DƯƠNG CỰC TAN
: Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan.
: Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiên tượng dương cực tan.
Khi có dòng điện chạy qua mạch thì: - Tại catốt: Đồng bám vào catốt - Tại anốt: SO4 tác dụng với một nguyên tử đồng từ anốt tạo thành CuSO4 tan vào dung dịch. Kết quả: - Anốt bị mòn dần, ở catốt thì có đồng bám vào. Đó chính là hiện tượng dương cực tan. Hiện tượng sẽ khác đi nếu cực dương của bình điện phân không tan (điện cực trơ). BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài tập 1: CỦNG CỐ
Trong các chất sau, chất nào không phải là chất điện phân?
Nước nguyên chất
Canxi Hiđrôxit
Axit Clohiđric
Đồng Sunfat
Bài tập 2: CỦNG CỐ
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của
Các chất tan trong dung dịch.
Các ion dương trong dung dịch.
Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.
Các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch.
Bài tập 3: CỦNG CỐ
Kết quả cuối cùng của qua trình điện phân dung dịch Đồng Sunfat với điện cực bằng đồng là
Không có gì thay đổi ở bình điện phân.
Anốt bị ăn mòn.
Đồng bám vào catốt.
Đồng chạy từ anốt sang catốt.
Bài tập 4: CỦNG CỐ
Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
Mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại.
Khối lượng và kích thước của ion lớn hơn của electron.
Môi trường dung dịch rất mất trật tự.
Cả ba lí do trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngát
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)