Bài 14. Con hổ có nghĩa
Chia sẻ bởi Võ Thị Như Thảo |
Ngày 21/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Con hổ có nghĩa thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
CON HỔ CÓ NGHĨA
1. Tìm hiểu chung
. Truyện trung đại Việt Nam vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật); cốt truyện hầu hết còn đơn giản; nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật (1)
Tác giả Vũ Trinh (1759 – 1828) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả; người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có thời kì bị Gia Long đày vào Quảng Nam.
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn xuôi, đây là loại truyện trung đại Việt nam.
- Có hai đoạn:
+ Đoạn một nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ.
+ Đoạn hai kể về việc con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu2. Biện pháp nghệ thuật ở đây là gì?
Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là nhân hóa. Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.
Câu 3.Hành động của con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần?
- Các hành động:
+ Gõ cửa cổng bà đỡ
+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.
+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
Hành động của con hổ thứ hai với bác tiều phu?
- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:
+ Mắc xương, lấy tay móc họng.
+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
+ Tạ ơn một con nai.
+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
- Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào.
Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.
- Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất.
+ Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết.
+ Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn.
+ Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối.
BÀI HỌC KẾT THÚC RỒI !
EM CÓ GÌ CÒN CHƯA HIỂU KHÔNG?
1. Tìm hiểu chung
. Truyện trung đại Việt Nam vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật); cốt truyện hầu hết còn đơn giản; nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật (1)
Tác giả Vũ Trinh (1759 – 1828) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả; người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có thời kì bị Gia Long đày vào Quảng Nam.
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn xuôi, đây là loại truyện trung đại Việt nam.
- Có hai đoạn:
+ Đoạn một nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ.
+ Đoạn hai kể về việc con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu2. Biện pháp nghệ thuật ở đây là gì?
Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là nhân hóa. Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.
Câu 3.Hành động của con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần?
- Các hành động:
+ Gõ cửa cổng bà đỡ
+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.
+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
Hành động của con hổ thứ hai với bác tiều phu?
- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:
+ Mắc xương, lấy tay móc họng.
+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
+ Tạ ơn một con nai.
+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
- Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào.
Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.
- Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất.
+ Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết.
+ Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn.
+ Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối.
BÀI HỌC KẾT THÚC RỒI !
EM CÓ GÌ CÒN CHƯA HIỂU KHÔNG?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Như Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)