Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh

Chia sẻ bởi Đỗ Thì Yến | Ngày 11/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tổ 3
Tìm hiểu từ trung ương đến địa phương về các cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử
Ngoại Khóa
Quyền lực nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức tạp. Việc nắm giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu quả sẽ là điều kiện để thực hiện được những mục đích đã đề ra, mang lại hạnh phúc và nhiều lợi ích nhất cho nhân dân, đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình nắm giữ, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thường tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ khác nhau như tham nhũng, lãng phí, lạm quyền…có thể dẫn tới tác động tiêu cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Và không chỉ dừng lại ở nguy cơ tiềm ẩn mà nhiều nguy cơ trong quá trình cầm quyền đã phát sinh thành những tai họa, tệ nạn tiêu cực trên thực tế làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, danh dự của cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu quả của bộ máy nhà nước, gây hậu quả xấu đến công cuộc quản lý và xây dựng đất nước, lợi ích và đời sống nhân dân…Vì vậy, vấn đề kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhiệm vụ cấp bách trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay
Chính quyền địa phương ở Việt Nam là gì ?
Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phát sinh từ khái niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương
Chính quyền địa phương Việt Nam bao gồm:
⸰ Các cơ quan quyền lực ở địa phương, gọi là Hội đồng Nhân dân, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân.
⸰ Các cơ quan hành chính ở địa phương, gọi là Ủy ban Nhân dân, do Hội đồng Nhân dân bầu ra, cùng với các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước; đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân.
⸰ Các cơ quan xét xử ở địa phương, gọi là Tóa án Nhân dân, do Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao bổ nhiệm; đứng đầu là Chánh án.
KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM.
1. Vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước Việt Nam
⸙ Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1960 bằng một đạo luật là Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.
⸙ Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở 4 cấp, gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
⸙ Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
- Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn...
- Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực.
⸙ Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
⸙ Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
⸙ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
⸙ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
⸙ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.
→ Viện kiểm sát nhân dân: là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam
♣ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
♣ Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
♣ Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.
♣ Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
♣ Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
3. Các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
♀ Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên.
- Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
- Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm.
- Kiểm tra viên: giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật; trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; thi hành các bản án: trong công tác xét khiếu tố và một số nhiệm vụ pháp lý khác do Viện trưởng phân công. Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra hồ sơ, hoặc trực tiếp kiểm tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.
TẬP THỂ LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Hiến pháp – Luật – Bộ luật
Hiến pháp
֍ Ủy ban thường vụ Quốc hội
+ Ủy ban Pháp luật
Bộ luật
֍ Luật Dân sự
֍ Luật hình sự
Luật
֍ Luật biển
֍ Luật Cán bộ Công chức
֍ Luật Doanh nghiệp
֍ Luật Thi đua, khen thưởng
֍ Luật cư trú
Tư tưởng:
■ Tập thể lãnh đạo
■ Chủ nghĩa Marx-Lenin
■ Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tổ chức
■ Ban Tuyên giáo Trung ương
+Trưởng ban: Võ Văn Thưởng.
■ Hội đồng Lý luận Trung ương
+Chủ tịch: Đinh Thế Huynh
Học Thuyết
Ban Chấp hành Trung ương
● Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng
● Bộ Chính trị: 19 ủy viên
● Ban Bí thư:
- Thường trực Ban bí thư: Đình Thế Huynh; Trần Quốc Vượng( tạm quyền trong thời gian ông Đinh Huynh chữa bệnh)
● Ủy ban kiểm tra Trung ương
- Chủ nhiệm: Trần Quốc Vượng
● Đảng bộ trực thuộc
- Quân ủy Trung ương: Nguyễn Phú Trọng
- Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương
- Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương
- Đảng ủy Công an Trung ương
- Ban Cán sự Đảng ngoài nước
● Bộ máy giúp việc
- Văn phòng Trung ương Đảng
- Chánh Văn phòng: Nguyễn Văn Nên
- Ban Tổ chức Trung ương
- Trưởng ban: Phạm Minh Chính
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
► Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở trung ương và Tòa án nhân dân các cấp địa phương.
► Cơ quan kiểm soát(công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
The end.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thì Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)