Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Quế Trân | Ngày 10/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH LỊCH SỬ
NHÓM I
BÀI 14
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC
VIỆT NAM
Nội Dung Bài Học:
VĂN LANG-ÂU LẠC
Nguyên nhân hình thành.
Tổ chức bộ máy nhà nước.
Trạng thái kinh tế.
Đời sống xã hội.

I. QUỐC GIA VĂN LANG- ÂU LẠC
1. Những nguyên nhân hình thành nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:
Kinh tế: Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, các công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu công cụ bằng sắt. Nhờ vậy, nền kinh tế phát triển.
Cùng với nghề nông cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Xã hội: Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hóa giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.








Đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra.
Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:
a. Văn Lang:
Đứng đầu nhà nước là vua Hùng.
Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ( đơn vị hành chính lớn), do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, do Bồ chính( già làng) cai quản.
b. Âu Lạc:
Đứng đầu nhà nước là vua Thục An Dương Vương.
Kinh đô của nước là Cổ Loa( Đông Anh, Hà Nội).
Nhà nước mở rộng hơn về lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang: quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành kiên cố, vững chắc.
3. Trạng Thái Kinh Tế:
Vào thời kì này, tuy săn bắt và hái lượm vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân, nhưng nghề chài lưới và nghề nông đã có những bước phát triển đáng kể.
Nghề đáng cá đã phát triển với các dụng cụ đánh bắt như lưới có chì lưới bằng đất nung, lưỡi câu bằng đồng thau, mũi câu có ngạnh bằng xương.

Vua Hùng chỉ cho dân cách trồng lúa và hằng năm vua thường lên núi cầu cho được trúng mùa. Chỗ núi vua lên khấn vái lúa về sau được gọi là núi Hùng( thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu Vĩnh Phú). Thuở ấy Văn Lang có ruộng lạc, tức là ruộng ở chỗ trũng nằm ven sông Hồng, sông Mã. Dân theo thủy triều lên xuống mà làm ruộng, được gọi là Lạc dân.
Lạc dân dùng phương pháp thủy nậu để cấy lúa bằng cách lấy chân đạp cho cỏ sụt bùn rồi mới lấy cấy lúa lên. Thoạt tiên đó là những giống lúa hoang. Về sau được Lạc dân thuần dưỡng để trở thành hạt gạo nếp thơm dẻo. Nhưng dân Lạc không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ, cây trái nữa.

Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh, cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp. Lưỡi cày thời ấy có hình cánh bướm hoặc hình tam giác. Và xuất sắc đặc biệt là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật văn hóa cao.
Những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim dao, lưỡi câu, chuông và đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng đáng kể. Ngoài ra, đã có nghề luyện sắt (di tích Gò Chiền Vậy) và nghề gốm.

4. Đời sống thời Văn Lang- Âu Lạc:
Lương thực chính là thóc gạo (tẻ - nếp).
Thức ăn có các loại: thịt, cá, rau, củ, quả…
Ở nhà sàn nguyên liệu là gỗ, tre, nứa, lá. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn và sàn thấp. Nhà chưa có vách, đuôi mái gối sát sàn nhà. Cầu thang lên đặt trước nhà.
Các ngôi nhà được bố trí quây tụ ở ven đồi, đỉnh gò, chân núi, nếu gần sông suối thì nằm trên các giải đất cao để tránh lụt lội.
Đầu tóc: có 3 kiểu chính:
Cắt ngắn ngang vai
Búi tóc búi lên đỉnh đầu, có trường hợp chít khăn lên búi tóc.
Loại kiểu tóc kết đuôi sam và có vành khăn nằm ngang trán thì chỉ dùng cho phụ nữ.
Trang phục:
Nữ mặc váy, thân để trần, đi chân đất.
Nam đóng khố, ở trần, đi chân không.
Tín ngưỡng phổ biến: sùng bái tự nhiên ( thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực); thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng…
Hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay, hội mùa.



Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của
cô và các bạn.
THE END
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Sử lớp 10
www.google.com.vn
vi.wikipedia.com
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG TỔ 1
Lê Ngọc Quế Trân
Đỗ Hoàng Phúc
Nguyễn Thị Kiều Trâm
Nguyễn HoàngTrang
Nguyễn Thu Vân
Trịnh Hoàng Việt
Lê Nguyễn Nhật Quang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Quế Trân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)