Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Trang | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
TRÊN ĐẤT VIỆT NAM
Câu 1.Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang-Âu Lạc
Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, còn mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hóa giàu, nghèo còn chưa thật sâu sắc
Sự chuyển biến về kinh tế-xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều kiện đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Câu 2. Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Về kinh tế:
_Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả và cây lương thực khác.
_Thủ công nghiệp: phát triển, gồm nhiều ngành nghề: gốm, luyện kim
Về văn hóa:
_Ở nhà sàn, mặc đồ chui đầu, xăm mình, xõa tóc, đi chân đất, hỏa táng. Đồ trang sức có nhẫn, khuyên, vòng đồng. Phật giáo và Bà La Môn giáo được sùng tín. Nghệ thuật xây dựng, kiến trúc, múa, nhạc khá phát triển.
Về xã hội:
_Cham-pa theo thể chế quân chủ. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo. Giúp việc cho vua có tể tướng và các đại thần. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn gọi là châu, dưới châu có huyện, làng.
Câu 3. Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, của quốc gia Phù Nam
Về kinh tế:
_Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
_Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Về văn hóa:
_Tập quán phổ biến của cư ân Phù Nam là nhà sàn.
_Phật giáo và Bà La Môn giáo được sùng tín.
_Nghệ thuật ca múa, múa nhạc phát triển.
Về xã hội:
_Có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Câu 4. Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang-Âu Lạc, cư dân Lâm Áp – Chăm-pa và cư dân Phù Nam là gì?
Giống nhau:
_Đời sống kinh tế: chủ yếu làm nghề nông nghiệp lúa. Ngoài nghề nông còn có các nghề thủ công.
_Văn hóa: đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng. Sinh hoạt văn hóa thường gắn với kinh tế nông nghiệp. Có tập tục ở sàn nhà.
_Tín ngưỡng: biết thờ cúng và sùng bái các vị thần.
Khác nhau:

+Về kinh tế:
_Kinh tế của cư dân Văn Lang-Âu Lạc ngoài nghề nông còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công.
_Kinh tế của cư dân Lâm Áp – Chăm-pa, ngoài nghề nông, các nghề thủ công, khai thác lâm thô sản khá phát triển, đặt biệt là kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ cao.
_Kinh tế cư dân Phù Nam có sự kết hợp giữa nông nghiệp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

+Về văn hóa:
_Cư dân Văn Lang-Âu Lạc chưa có chữ viết riêng; có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
_Cư dân Lâm Áp – Chăm-pa đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ. Có tập tục ăn trầu, hỏa táng người chết.
_Cư dân Phù Nam có nghệ thuật ca múa độc đáo, phát triển.
+Tín ngưỡng:
_Cư dân Văn Lang-Âu Lạc sùng bái tự nhiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng tín các anh hùng có công với làng nước.
_Cư ân Lâm Áp – Chăm-pa và cư dân Phù Nam đều theo tôn giáo Bà La Môn và Phật giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)