Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hương Trà | Ngày 10/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
NGƯỜI THỰC HIỆN
Bùi Thị Hương Trà
Lê Thị Phương Thùy
Nguyễn Thị Nam Anh
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

- Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động
trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.



2. SO SÁNH VĂN LANG- ÂU LẠC
3. VĂN HÓA
Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình
Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức
Thường ngày, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố
Tín ngưỡng phổ biến của dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực)
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ
Dần dần hình thành 1 số tục lệ: cưới xin, ma chay; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa
4. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chưc sso với nhà nước Văn Lang ( có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt là thnahf Cổ Loa kiên cố, vững chắc).
Nhờ vậy, nhiều lần nhân dân Âu Lạcđã đánh bại các cuộc xâm lược của Triệu Đà
5. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Đời sống tinh thần:
- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên
- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
TÌM HIỂU VỀ TRỐNG ĐỒNG
Trống đồng là đại diện tiêu biểu của văn hoá người Việt cổ
Hoa văn trên trống đồng miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước 
Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.

- Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.

- Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.

- Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hương Trà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)