Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Chia sẻ bởi Trần Thị Châm | Ngày 10/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Văn Lang – Âu Lạc
Chăm-pa
Phù Nam
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
a. Sự hình thành:
Những chuyển biến về kinh tế ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn?
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
a. Sự hình thành:
Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
- Sử dụng công cụ bằng đồng phổ biến, biết đến đồ sắt.
- Dùng cầy quốc khá phổ biến.
- Có sự phân công lao động.
=>Đời sống vật chất tiến bộ hơn, phát triển ở trình độ cao hơn.
Từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ I, người Việt cổ bước vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn.
Công cụ bằng kim loại phổ biến => kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.
Thủ công nghiệp phát triển và dần tách khỏi nông nghiệp.
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
a. Sự hình thành
Kinh tế phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo => công xã thị tộc tan rã.
Sự thay đổi về kinh tế, xã hội cùng nhu cầu về trị thủy, chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước sơ khai của người Việt – nước Văn Lang- Âu Lạc.
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
a. Sự hình thành
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
Sự hình thành
Tổ chức bộ máy nhà nước
Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức như thế nào ? Em có nhận xét gì?
Nước (Đứng đầu là vua)
b. Tổ chức bộ máy nhà nước
Bộ (Đứng đầu là Lạc Tướng)
Chiềng, Chạ (Đứng đầu là bồ chính)
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10 m đến 30 m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
Thành Cổ Loa hôm nay
Nỏ thần
“Nỏ thần vô ý trao tay giặc   
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Thành
Cổ Loa
và mũi
tên đồng

Lẫy nỏ bằng đồng
Công
Cụ
Đồng
-
Cổ
Loa
THỜI ÂU LẠC
Cổng đền An Dương Vương ở Cổ Loa
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
c. Đời sống kinh tế, vật chất
Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ được thể hiện như thế nào?
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
c. Đời sống kinh tế vật chât
Nông nghiệp trồng lúa nước
Ăn: ăn cơm gạo nếp, gạo tẻ, rau quả, cá thịt
Mặc: Nữ mặc áo váy, Nam ở trần đóng khố
Ở: ở nhà sàn lợp lá
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Quốc gia Văn Lang- Âu lạc
c. Đời sống kinh tế vật chât
Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng
Có nhiều phong tục đặc sắc: nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình.
Trang phục
Nhuộm răng đen
xăm mình
Thờ cúng tổ tiên
Chôn người chết kèm hiện vật
Lễ cưới
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội cầu mùa
Tượng nhà mồ
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2. Quốc gia Chămpa
- Sự hình thành
Cuối thế kỷ II, Khu Liên khởi nghĩa chống lại nhà Hán giành quyền tự chủ lập nước Lâm Ấp.
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2. Quốc gia Chămpa
Tổ chức nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Chămpa?
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2. Quốc gia Chămpa
- Tổ chức nhà nước
+ Đứng đầu nhà nước là vua, vua có quyến lực tối cao.
+ Nước được chia thành 4 châu.
+ Kinh đô: Sinhapura (Trà Kiệu- Đà Nẵng), Inđrapura ( Đồng Dương- Quảng Nam), Vijaya (Trà Bàn- Bỉnh Định).
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2. Quốc gia Chămpa
- Kinh tế:
Nông nghiệp trồng lúa nước, thủ công nghiệp: dệt, đồ trang sức
Vũ nữ Apsara
Một số hình ảnh nhà nướcCham- pa
Tín ngưỡng
Đồ
gốm
Tượng nữ thần pohnagar
Điêu khắc Cham-pa
Thánh địa Mĩ Sơn
Cụm tháp Pôklông garai
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2. Quốc gia Chămpa
- Xã hội:
+ Xã hội có 4 tầng lớp: Qúy tộc, dân tự do, nông dân, nô lệ.
+ Có nhiều phong tục như: Ăn trầu, hỏa táng
+ Tôn giáo: Hindus giáo, phật giáo.
Bài 14:
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
3. Quốc gia Phù Nam
- Sự hình thành:
Ra đời trên cơ sở văn hóa Óc-eo (An Giang) tồn tại từ thế kỷ I- V ở các tỉnh Nam Bộ.
Kinh tế: Nông nghiệp phổ biến, ngoại thương đường biển phát triển.
Văn hóa xã hội:
+ Xã hội có 3 tầng lớp: Qúy tộc, bình dân và nô lệ
+Tôn giáo: Hindus giáo và phật giáo
+ Nghệ thuật ca múa nhạc đặc săc.
Vật dụng sinh hoạt
Một số
hình ảnh
nhà nước
Phù Nam


Đồ trang sức

Tín ngưỡng
Hình ảnh khai quật văn hóa Phù Nam
Một số
hình ảnh
nhà nước
Phù Nam
Bia đá – Đồng Tháp
Tượng thần
Tượng vũ nữ
Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Quốc gia cổ Lâm Ấp-Champa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa nào?
A. Đồng Nai B. Óc-Eo C. Sa Huỳnh D. Đông Sơn
Câu 2: Điền vào chổ trống câu sau đây?
“Thời Bắc thuộc, vùng đất phía nam Hoành Sơn bị nhà Hán xâm chiếm và đặt thành quận, huyện _____ là huyện xa nhất.”
A. Tượng Lâm B. Lâm Ấp C. Champa D. Hoành Sơn
Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 3: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào?
A. Đông Sơn B. Đồng Nai C. Sa Huỳnh D. Óc-Eo
Câu 4: Quốc gia Phù Nam tồn tại trong thời gian nào??
A. Từ thế kỷ I - VI B. Từ thế kỷ II - V
C. Từ thế kỷ I - V D. Từ thế kỷ II - IV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Châm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)