Bài 14. Bảo vệ môi trường

Chia sẻ bởi Lê Thị Cẩm Tiên | Ngày 07/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Bảo vệ môi trường thuộc Đạo đức 4

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Kiểm tra bài cũ:
1. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
2. Em cần làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và mọi người?
Thứ , ngày tháng 04 năm 2016

Đạo đức

Bảo vệ môi trường (tiết 1)
Thông tin:

Trên thế giới:
Trung bình hằng năm khoảng 6 - 7 triệu héc-ta đất trồng trọt mất khả năng sản xuất do bị xói mòn.
Mỗi năm, khoảng 500 nghìn tấn dầu đổ xuống sông, biển.
Nhiều người phải sử dụng nước bị ô nhiễm.
Ở Việt Nam:
Diện tích rừng bị thu hẹp, dẫn đến sạt lở núi, lũ quét,… ở nhiều nơi gây nguy hiểm cho con người và khó khăn trong sản xuất.
Nhiều người mắc bệnh do sống trong môi trường bị ô nhiễm, do sử dụng thực phẩm kém an toàn.

Câu 1: Tại sao môi trường bị ô nhiễm?

Câu 2: Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
Thảo luận nhóm:
Câu 1: Môi trường bị ô nhiễm là do con người:
Chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý.
Vứt rác bừa bãi ra đường, hay xuống sông ngòi, bãi biển,…
Các nhà máy, xí nghiệp xả nước thải, khí thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.
Tràn dầu ở biển,…
Con người sử dụng thuốc hóa học quá nhiều.
Nước thải công nghiệp
Khí thải của nhà máy
Phá rừng
Xả rác bừa bãi
Khói bụi của xe cộ
Nước thải và rác thải sinh hoạt
Con người sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều.
Câu 2: Môi trường bị ô nhiễm đã dẫn đến hậu quả:
Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực dẫn đến nghèo khổ.
Các sinh vật biển, con người bị nhiễm bệnh, chết do biển và các nguồn nước bị ô nhiễm.
Rừng bị thu hẹp, lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm và mất hẳn một số loại cây và động vật quý.
Lũ lụt
Xói mòn
Sinh vật chết
Bệnh tật
Ô nhiễm không khí
Diện tích đất trồng giảm
Thiếu lương thực
Động vật bị tuyệt chủng
Em hãy nêu những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường?
Không vứt rác bừa bãi.
Không chặt phá rừng bừa bãi.
Phải khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
Trồng cây gây rừng.
Xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ động - thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (như voi, tê giác, hổ,…)
Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Thảo luận nhóm đôi:
Từ những hậu quả trên, các em hãy cho cô biết trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

=> Trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của con người.
Vậy các em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Vứt rác vào sọt rác, thường xuyên vệ sinh nhà ở, sân trường, lớp học,…
Không bẻ cành, ngắt hoa bừa bãi.
Trồng cây gây rừng.
Bảo vệ động vật.
Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở mọi người xung quanh bảo vệ môi trường.

Qua tìm hiểu thông tin, em đã rút ra bài học gì cho bản thân?
Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do chính con người gây ra. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người vì cuộc sống hôm nay và mai sau.
Bài tập:
1. Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường ?
Mở xưởng gỗ gần khu dân cư.
Trồng cây gây rừng.
Phân loại rác trước khi xử lí .
Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
Làm ruộng bâc thang.
Vứt xác súc vật ra đường.
Dọn sạch rác thải trên đường phố.
Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
Mở xưởng gỗ ở gần khu dân cư.
d) Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
e) Làm ruộng bâc thang
f) Vứt xác súc vật ra đường.
g) Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h) Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
b) Trồng cây gây rừng.
c)Phân loại rác trước khi xử lí.
Sai
Đúng
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Ruộng bậc thang
Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường
GHI NHỚ
Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do chính con người gây ra. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người vì cuộc sống hôm nay và mai sau.
Củng cố và dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Cẩm Tiên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)