Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Đức Tâm |
Ngày 29/04/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG THỜI KỲ ĐẦU CỦA ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ
1206: Thiết Mộc Chân từ thung lũng Orkhon đã thống trị Mông Cổ và nhận danh hiệu Thành Cát Tư Hãn.
1207: Quân Mông Cổ bắt đầu đánh Tây Hạ.
1211: Thành Cát Tư Hãn đánh nhà Kim ở Bắc Trung Quốc.
1219: Quân Mông Cổ bắt đầu xâm lược Transoxiana.
1219–1221: Quân Mông Cổ tiến hành chiến tranh ở Trung Á.
1223: Quân Mông Cổ giành được một chiến thắng trong lần tiếp chiến đầu tiên giữa quân Mông Cổ và các chiến binh Slav.
1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời. Đế quốc có diện tích 26 triệu km².
1237: Quân Mông Cổ trở lại phía Tây và đánh Kievan Rus.
1240: Quân Mông Cổ đốt phá Kiev, xâm lược Triều Tiên.
1241: Quân Mông Cổ đánh Hungary và Croatia tại Trận Sajo, đánh bại Ba Lan, các Hiệp sĩ dòng Đền, Hiệp sĩ Giéc-man tại trận Liegnitz.
Thiết Mộc Chân thuộc thị tộc Bột Nhi Chỉ Cân, tộc Mông Cổ, người dựng nước Mông Cổ.
Năm 1189, Thiết Mộc Chân được chủ nô bộ Ni Luân ủng hộ. Năm 1204, thống nhất toàn bộ Mông Cổ. Năm 1206, các quý tộc chủ nô toàn Mông Cổ họp lại, cử Thiết Mộc Chân làm đại hãn Mông Cổ và dâng tôn hiệu là Thành Cát Tư (trong tiếng Mông Cổ nghĩ là biển lớn)
Từ năm 1219, Thành Cát Tư Hãn dẫn đại quân bằt đầu xâm lược nước ngoài. Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn sáu mươi lăm tuổi bệnh nặng ở huyện Thanh Thủy. Khi gần mất, còn nhắc nhở không quên diệt Kim. Tháng bảy, ông qua đời, chấm dứt một đời “thanh gươm yên ngựa”.
Năm 1257, vua Mông Cổ mở cuộc tiến công vào Nam Tống (Trung Quốc). Do đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để tạo thế “gọng kìm” với cánh quân từ phía bắc xuống …
Vua Trần Thái Tông không thần phục, bắt giam sứ giả.
Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai từ Vân Nam đánh xuống. Trần Quốc Tuấn lui về Sơn Tây. Vua Thái Tông di tản, bảo toàn lực lượng.
Quân Mông Cổ đánh Ðông Bộ Ðầu. Bà Linh Từ quốc mẫu, phu nhân Thái sư Trần Thủ Ðộ chỉ huy triều đình rút về Thiên Mạc (Hưng Yên).
Ðịch vào thành Thăng Long, thấy sứ giả bị giam, mà một người đã chết, bèn cho quân Mông Cổ mặc sức cướp phá, giết người.
Trong tình thế đen tối ấy, vua dò ý quan Thái Uý Trần Nhật Hiệu, ông này muốn đầu hàng. Nhưng khi hỏi quan Thái sư Trần Thủ Ðộ thì ông khảng khái thưa: "Ðầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo" . Thái độ cương quyết của quan Thái sư đã làm cho vua an tâm.
Quân Mông Cổ chiếm đóng càng lâu càng gặp nhiều khó khăn và để lộ sơ hở. Khi thời cơ đến, vua Thái Tông ra lệnh tổng phản công quân địch ở Ðông Bộ Ðầụ. Ðịch thua dần, cuối cùng rút về Vân Nam.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt tiến công Nam Tống giành thắng lợi lớn. Triều Nguyên chính thức được xây dựng. Quân Nguyên và quân Nam Tống trải qua nhiều năm kịch chiến, cuối cùng quân Nguyên đánh vào Lâm An (Hàng Châu), Tạ thái hậu dẫn Cung đế Triệu Hiển ra hàng. Năm 1279, nhà nước Nam Tống sụp đổ. Toàn bộ lãnh thổ trung Quốc rơi vào tay Mông Cổ.
Sau khi an vị, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung sang nước ta, bắt vua sang chầu. Vua Trần Nhân Tông không chịu, cho chú họ là Trần Di Ái đi thay.
Nguyên Thế Tổ phật ý, phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, và sai Sài Thung đưa Di Ái về nước. Hay tin, vua Trần Nhân Tông sai tướng lên chặn đánh, bắn mù mắt Sài Thung và bắt sống lũ phản bội Trần Di Ái.
Thấy sứ giả bị bắn mù mắt, Nguyên Thế Tổ nổi giận, phong cho Thoát Hoan làm Trấn Nam vương, cùng Toa Ðô, Ô Mã Nhi, … đem 50 vạn quân tiến vào nước ta, lấy cớ mượn đường sang Chiêm Thành!
Ðạo quân Thoát Hoan tiến vào qua ngã Lạng Sơn, còn đạo quân Toa Ðô đi đường biển đánh vòng xuống Chiêm Thành.
Ðược cấp báo, vua Trần Nhân Tông phong cho Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế thống lĩnh toàn thể lực lượng quân ta (1283), triệu tập các bô lão khắp nơi về điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hoà hay nên chiến. Tất cả các bô lão đồng thanh xin quyết chiến!
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG (1285)
Thoát Hoan thắng trận Chi Lăng, Vạn Kiếp, đoạt thành Thăng Long.
Thấy thế, nhà vua lo âu tỏ ý muốn hàng, nhưng Trần Quốc Tuấn tâu: "Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã". Ông soạn ra Binh Thư Yếu Lược, rồi truyền Hịch khuyên răn tướng lĩnh. Tướng sĩ quyết chí đánh giặc, ai cũng xăm hai chữ "Sát Thát"
Cánh quân do Toa Ðô chỉ huy đánh từ phía Nam. Thượng tướng Trần Quang Khải không chặn nổi, phải rút ra.
Tại Thiên trường, Trần Bình Trọng cũng thua, bị giặc bắt. Thoát Hoan chiêu dụ ông:"Có muốn làm vương đất Bắc không?". Ông quát lên:"Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc".
Quân địch thắng khắp các mặt trận. Bọn hoàng tộc Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên ra hàng Thoát Hoan. Giữa cơn sóng gió, nổi bật lên Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Một mặt Ngài đưa vua vào Thanh Hóa, mặt khác điều binh khiển tướng quyết chiến thắng quân thù.
Chiến thắng đầu tiên: Tại Hàm Tử Quan, tướng Trần Nhật Duật đánh tan quân Toa Ðô. Toa Ðô thua to, phải lùi ra cửa Thiên Trường.
Chiến thắng Chương Dương Ðộ (giữa năm 1285): Hưng đạo vương tâu vua mở mặt trận chiếm Thăng Long. Trần Quang Khải đưa quân đi đường biển tới Chương Dương thì tấn công thuyền địch. Thoát Hoan chạy qua sông Hồng.
Chiến thắng Tây Kết: Toa Ðô đóng quân ở Thiên Trường. Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật ngăn cản. Hưng đạo vương cho đánh Toa Ðô trước, Thoát Hoan sau. Toa Ðô và Ô Mã Nhi lên bộ chạy, nhưng Toa Ðô bị trúng tên bắn chết, còn Ô Mã Nhi lẻn xuống thuyền chạy thoát về Tầu.
Chiến thắng Vạn Kiếp (1285): Thời cơ đã tới giai đoạn quyết định. Bị quân ta giáng cho những đòn sấm sét, quân địch nao núng. Thoát Hoan rút chạy, tới bến Vạn Kiếp bị mai phục.
Sau nửa năm xâm lược nước ta, 50 vạn quân Nguyên Mông bị quân ta quét sạch. Chiến thắng vệ quốc lẫy lừng ấy là nhờ ta có tình đoàn kết vua tôi một lòng, nhờ vào tài điều binh khiển tướng và lòng trung quân ái quốc cao cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày 06 tháng 06 năm ất Dậu (1285) Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng đại quân nhà Trần trở về kinh đô Thăng Long, tổ chức ăn mừng chiến thắng. Trần Quang Khải đã cảm khái mà viết bài thơ rằng:
“Đoạt sáo Chương Dương Độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Bọn Thoát Hoan chiến bại trở về, khiến Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt nổi giận, ra lệnh chém đầu, nhờ quần thần xin cho mới được tha. Lúc ấy nhà Nguyên đang chuẩn bị xâm lăng nước Nhật, nhưng vì muốn phục hận, nên đã đình chỉ việc đánh Nhật để dốc toàn lực vào việc chuẩn bị trả thù …
Mùa Xuân năm 1287, Thoát Hoan kéo 30 vạn quân tái xâm lăng nước ta, đưa tên phản bội Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương. Trần Hưng Đạo bố trí các tướng trấn các yếu điểm và chỉ thị các tướng áp dụng chiến thuật: khi địch mạnh thì tạm lui để bảo tồn lực lượng, đợi khi thời cơ tới thì xua quân tốc chiến tốc thắng.
Quân Nguyên Mông tiến vào nước ta theo hai ngả: Thoát Hoan theo đường bộ, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp theo đường thủy. Ban đầu thế giặc quá mạnh, quân ta tạm lui. Vua Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông rời về Thanh Hoá, tuy nhiên lần này địch chỉ tiến được tới Vạn Kiếp, Chí Linh và Phả Lại chứ chưa đặt được chân vào kinh thành Thăng Long.
Thoát Hoan đóng ở Vạn Kiếp sắp cạn lương, sai Ô Mã Nhi đem quân ra cửa Ðại Bàng (Hải Dương) để áp tải đoàn thuyền chở lương do tướng giặc Trương Văn Hổ chỉ huy.
Trên đường ra cửa bể, Ô Mã Nhi đã đánh thắng quân chặn đường của ta do Trần Khánh Dư chỉ huy tại ải Vân Ðồn (Quảng Yên). Nghĩ rằng đường vận lương đã được khai thông, nên Ô Mã Nhi trở về trước.
Không ngờ Trần Khánh Dư, vì quyết chí phục hận, nhanh chóng bổ sung lực lượng và phục binh chờ đoàn thuyền của Trương Văn Hổ.
Quả nhiên, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã trúng phục binh của Trần Khánh Dư và bị đánh cướp hết cả. Trương Văn Hổ chạy thoát về Quỳnh Châu.
CHIẾN THẮNG VÂN ĐỒN
VÂN ĐỒN NGÀY NAY
TRẬN BẠCH ĐẰNG GIANG
Thế là sau ba lần xâm lăng nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỷ 13 đã chuốc lấy thảm bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng nước ta. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc về các vua, quan và dân nước ta đời nhà Trần, song sáng chói nhất là vị thống soái Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Chiến thắng của nước ta chẳng những đã bảo vệ được bờ cõi giang sơn nước nhà mà còn giúp làm tiêu tan tham vọng của Hốt Tất Liệt muốn xâm lăng nước Nhật cho bằng được.
Nhìn rộng hơn, chiến thắng của nước ta cũng làm suy yếu thế lực của Nguyên Mông trên phạm vi toàn thế giới và ngay tại Trung Hoa đang bị người Mông Cổ cai trị.
TRẦN NHÂN TÔNG
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai An Sinh Vương Trần Liễu, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Ở kháng chiến chống Nguyên lần thứ 2 và 3, ông được phong làm Tiết chế. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đuổi giặc ra khỏi nước. Ông được phong tước Hưng Đạo Vương.
Sau đó, ông về trí sĩ tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, vua Trần vẫn thường đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20/8 năm Canh Tý (tức ngày 5/9/1300), thọ trên dưới 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRONG THỜI KỲ ĐẦU CỦA ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ
1206: Thiết Mộc Chân từ thung lũng Orkhon đã thống trị Mông Cổ và nhận danh hiệu Thành Cát Tư Hãn.
1207: Quân Mông Cổ bắt đầu đánh Tây Hạ.
1211: Thành Cát Tư Hãn đánh nhà Kim ở Bắc Trung Quốc.
1219: Quân Mông Cổ bắt đầu xâm lược Transoxiana.
1219–1221: Quân Mông Cổ tiến hành chiến tranh ở Trung Á.
1223: Quân Mông Cổ giành được một chiến thắng trong lần tiếp chiến đầu tiên giữa quân Mông Cổ và các chiến binh Slav.
1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời. Đế quốc có diện tích 26 triệu km².
1237: Quân Mông Cổ trở lại phía Tây và đánh Kievan Rus.
1240: Quân Mông Cổ đốt phá Kiev, xâm lược Triều Tiên.
1241: Quân Mông Cổ đánh Hungary và Croatia tại Trận Sajo, đánh bại Ba Lan, các Hiệp sĩ dòng Đền, Hiệp sĩ Giéc-man tại trận Liegnitz.
Thiết Mộc Chân thuộc thị tộc Bột Nhi Chỉ Cân, tộc Mông Cổ, người dựng nước Mông Cổ.
Năm 1189, Thiết Mộc Chân được chủ nô bộ Ni Luân ủng hộ. Năm 1204, thống nhất toàn bộ Mông Cổ. Năm 1206, các quý tộc chủ nô toàn Mông Cổ họp lại, cử Thiết Mộc Chân làm đại hãn Mông Cổ và dâng tôn hiệu là Thành Cát Tư (trong tiếng Mông Cổ nghĩ là biển lớn)
Từ năm 1219, Thành Cát Tư Hãn dẫn đại quân bằt đầu xâm lược nước ngoài. Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn sáu mươi lăm tuổi bệnh nặng ở huyện Thanh Thủy. Khi gần mất, còn nhắc nhở không quên diệt Kim. Tháng bảy, ông qua đời, chấm dứt một đời “thanh gươm yên ngựa”.
Năm 1257, vua Mông Cổ mở cuộc tiến công vào Nam Tống (Trung Quốc). Do đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để tạo thế “gọng kìm” với cánh quân từ phía bắc xuống …
Vua Trần Thái Tông không thần phục, bắt giam sứ giả.
Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai từ Vân Nam đánh xuống. Trần Quốc Tuấn lui về Sơn Tây. Vua Thái Tông di tản, bảo toàn lực lượng.
Quân Mông Cổ đánh Ðông Bộ Ðầu. Bà Linh Từ quốc mẫu, phu nhân Thái sư Trần Thủ Ðộ chỉ huy triều đình rút về Thiên Mạc (Hưng Yên).
Ðịch vào thành Thăng Long, thấy sứ giả bị giam, mà một người đã chết, bèn cho quân Mông Cổ mặc sức cướp phá, giết người.
Trong tình thế đen tối ấy, vua dò ý quan Thái Uý Trần Nhật Hiệu, ông này muốn đầu hàng. Nhưng khi hỏi quan Thái sư Trần Thủ Ðộ thì ông khảng khái thưa: "Ðầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo" . Thái độ cương quyết của quan Thái sư đã làm cho vua an tâm.
Quân Mông Cổ chiếm đóng càng lâu càng gặp nhiều khó khăn và để lộ sơ hở. Khi thời cơ đến, vua Thái Tông ra lệnh tổng phản công quân địch ở Ðông Bộ Ðầụ. Ðịch thua dần, cuối cùng rút về Vân Nam.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt tiến công Nam Tống giành thắng lợi lớn. Triều Nguyên chính thức được xây dựng. Quân Nguyên và quân Nam Tống trải qua nhiều năm kịch chiến, cuối cùng quân Nguyên đánh vào Lâm An (Hàng Châu), Tạ thái hậu dẫn Cung đế Triệu Hiển ra hàng. Năm 1279, nhà nước Nam Tống sụp đổ. Toàn bộ lãnh thổ trung Quốc rơi vào tay Mông Cổ.
Sau khi an vị, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung sang nước ta, bắt vua sang chầu. Vua Trần Nhân Tông không chịu, cho chú họ là Trần Di Ái đi thay.
Nguyên Thế Tổ phật ý, phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, và sai Sài Thung đưa Di Ái về nước. Hay tin, vua Trần Nhân Tông sai tướng lên chặn đánh, bắn mù mắt Sài Thung và bắt sống lũ phản bội Trần Di Ái.
Thấy sứ giả bị bắn mù mắt, Nguyên Thế Tổ nổi giận, phong cho Thoát Hoan làm Trấn Nam vương, cùng Toa Ðô, Ô Mã Nhi, … đem 50 vạn quân tiến vào nước ta, lấy cớ mượn đường sang Chiêm Thành!
Ðạo quân Thoát Hoan tiến vào qua ngã Lạng Sơn, còn đạo quân Toa Ðô đi đường biển đánh vòng xuống Chiêm Thành.
Ðược cấp báo, vua Trần Nhân Tông phong cho Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế thống lĩnh toàn thể lực lượng quân ta (1283), triệu tập các bô lão khắp nơi về điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hoà hay nên chiến. Tất cả các bô lão đồng thanh xin quyết chiến!
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG (1285)
Thoát Hoan thắng trận Chi Lăng, Vạn Kiếp, đoạt thành Thăng Long.
Thấy thế, nhà vua lo âu tỏ ý muốn hàng, nhưng Trần Quốc Tuấn tâu: "Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã". Ông soạn ra Binh Thư Yếu Lược, rồi truyền Hịch khuyên răn tướng lĩnh. Tướng sĩ quyết chí đánh giặc, ai cũng xăm hai chữ "Sát Thát"
Cánh quân do Toa Ðô chỉ huy đánh từ phía Nam. Thượng tướng Trần Quang Khải không chặn nổi, phải rút ra.
Tại Thiên trường, Trần Bình Trọng cũng thua, bị giặc bắt. Thoát Hoan chiêu dụ ông:"Có muốn làm vương đất Bắc không?". Ông quát lên:"Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc".
Quân địch thắng khắp các mặt trận. Bọn hoàng tộc Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên ra hàng Thoát Hoan. Giữa cơn sóng gió, nổi bật lên Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Một mặt Ngài đưa vua vào Thanh Hóa, mặt khác điều binh khiển tướng quyết chiến thắng quân thù.
Chiến thắng đầu tiên: Tại Hàm Tử Quan, tướng Trần Nhật Duật đánh tan quân Toa Ðô. Toa Ðô thua to, phải lùi ra cửa Thiên Trường.
Chiến thắng Chương Dương Ðộ (giữa năm 1285): Hưng đạo vương tâu vua mở mặt trận chiếm Thăng Long. Trần Quang Khải đưa quân đi đường biển tới Chương Dương thì tấn công thuyền địch. Thoát Hoan chạy qua sông Hồng.
Chiến thắng Tây Kết: Toa Ðô đóng quân ở Thiên Trường. Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật ngăn cản. Hưng đạo vương cho đánh Toa Ðô trước, Thoát Hoan sau. Toa Ðô và Ô Mã Nhi lên bộ chạy, nhưng Toa Ðô bị trúng tên bắn chết, còn Ô Mã Nhi lẻn xuống thuyền chạy thoát về Tầu.
Chiến thắng Vạn Kiếp (1285): Thời cơ đã tới giai đoạn quyết định. Bị quân ta giáng cho những đòn sấm sét, quân địch nao núng. Thoát Hoan rút chạy, tới bến Vạn Kiếp bị mai phục.
Sau nửa năm xâm lược nước ta, 50 vạn quân Nguyên Mông bị quân ta quét sạch. Chiến thắng vệ quốc lẫy lừng ấy là nhờ ta có tình đoàn kết vua tôi một lòng, nhờ vào tài điều binh khiển tướng và lòng trung quân ái quốc cao cả của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày 06 tháng 06 năm ất Dậu (1285) Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng đại quân nhà Trần trở về kinh đô Thăng Long, tổ chức ăn mừng chiến thắng. Trần Quang Khải đã cảm khái mà viết bài thơ rằng:
“Đoạt sáo Chương Dương Độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Bọn Thoát Hoan chiến bại trở về, khiến Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt nổi giận, ra lệnh chém đầu, nhờ quần thần xin cho mới được tha. Lúc ấy nhà Nguyên đang chuẩn bị xâm lăng nước Nhật, nhưng vì muốn phục hận, nên đã đình chỉ việc đánh Nhật để dốc toàn lực vào việc chuẩn bị trả thù …
Mùa Xuân năm 1287, Thoát Hoan kéo 30 vạn quân tái xâm lăng nước ta, đưa tên phản bội Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương. Trần Hưng Đạo bố trí các tướng trấn các yếu điểm và chỉ thị các tướng áp dụng chiến thuật: khi địch mạnh thì tạm lui để bảo tồn lực lượng, đợi khi thời cơ tới thì xua quân tốc chiến tốc thắng.
Quân Nguyên Mông tiến vào nước ta theo hai ngả: Thoát Hoan theo đường bộ, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp theo đường thủy. Ban đầu thế giặc quá mạnh, quân ta tạm lui. Vua Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông rời về Thanh Hoá, tuy nhiên lần này địch chỉ tiến được tới Vạn Kiếp, Chí Linh và Phả Lại chứ chưa đặt được chân vào kinh thành Thăng Long.
Thoát Hoan đóng ở Vạn Kiếp sắp cạn lương, sai Ô Mã Nhi đem quân ra cửa Ðại Bàng (Hải Dương) để áp tải đoàn thuyền chở lương do tướng giặc Trương Văn Hổ chỉ huy.
Trên đường ra cửa bể, Ô Mã Nhi đã đánh thắng quân chặn đường của ta do Trần Khánh Dư chỉ huy tại ải Vân Ðồn (Quảng Yên). Nghĩ rằng đường vận lương đã được khai thông, nên Ô Mã Nhi trở về trước.
Không ngờ Trần Khánh Dư, vì quyết chí phục hận, nhanh chóng bổ sung lực lượng và phục binh chờ đoàn thuyền của Trương Văn Hổ.
Quả nhiên, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã trúng phục binh của Trần Khánh Dư và bị đánh cướp hết cả. Trương Văn Hổ chạy thoát về Quỳnh Châu.
CHIẾN THẮNG VÂN ĐỒN
VÂN ĐỒN NGÀY NAY
TRẬN BẠCH ĐẰNG GIANG
Thế là sau ba lần xâm lăng nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỷ 13 đã chuốc lấy thảm bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng nước ta. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc về các vua, quan và dân nước ta đời nhà Trần, song sáng chói nhất là vị thống soái Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Chiến thắng của nước ta chẳng những đã bảo vệ được bờ cõi giang sơn nước nhà mà còn giúp làm tiêu tan tham vọng của Hốt Tất Liệt muốn xâm lăng nước Nhật cho bằng được.
Nhìn rộng hơn, chiến thắng của nước ta cũng làm suy yếu thế lực của Nguyên Mông trên phạm vi toàn thế giới và ngay tại Trung Hoa đang bị người Mông Cổ cai trị.
TRẦN NHÂN TÔNG
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai An Sinh Vương Trần Liễu, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Ở kháng chiến chống Nguyên lần thứ 2 và 3, ông được phong làm Tiết chế. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đuổi giặc ra khỏi nước. Ông được phong tước Hưng Đạo Vương.
Sau đó, ông về trí sĩ tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, vua Trần vẫn thường đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20/8 năm Canh Tý (tức ngày 5/9/1300), thọ trên dưới 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Đức Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)