Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)
Chia sẻ bởi Nguyễn Cảnh Toàn |
Ngày 29/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ:
1. Vì sao đế chế Mông Cổ lại muốn xâm lược Đại Việt:
_ Muốn tạo thành thế gọng kìm để xâm lược Nam Tống.
_Biến Đại Việt thành bàn đạp để mở rộng lãnh thổ xuống phia Nam.
2. Hãy nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm Lược lần I:
_1-1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào xâm lược nước ta.
_ Sau trận đánh quyết định ở Bình Lệ Nguyên, ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương vườn không nhà trống.
_Giặc gặp khó khăn, ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
-> Giặc tháo chạy.
II.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Mông-Nguyên (1285):
1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên:
_Năm 1279, nước Nam Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt để làm cầu nối xâm lựoc và thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
_Hốt Tất Liệt cho quân đánh Cham-pa (Chiêm Thành) trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt, phối hợp với cánh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.
_Năm 1283, hơn vạn quân cùng hơn 300 chiến thuyền do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cam-pa, chiếm được kinh thành. Quân dân Cham-pa đã chiến đấu hết sức anh dũng; cuối cùng quân Nguyên phải rút một bộ phận về cố thủ ở phía Bắc để chờ phối hợp đánh Đại Việt.
_Kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công nước ta bước đầu tan vỡ.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
_Sau khi biết tin quân Nguyên mượn đường đánh Cham-pa nhưng chỉ là tìm cớ xâm lược Đại Việt, vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc.
_Đến Bình Than có Trần Quốc Toản, vì tuổi nhỏ nên không được dự hội nghị. Trần Quốc Toản tức quân xâm lược đến nỗi tay cầm quả cam bóp nát từ lúc nào không biết. Khi về nhà đã huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ “ Phá cường địch, báo hoang ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Ảnh xưa: Trần quốc Toản dù nhỏ tuổi nhưng vẫn ra trận đánh giặc.
_ Trần Quốc Tuấn được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần quân đội.
Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn.
Hình ảnh bài Hịch tướng sĩ.
Dưới đây là một đoạn trích bài Hịch tướng sĩ.
坐視主辱曾不為憂
身當國恥曾不為愧
為邦國之將侍立夷宿而無忿心
聽太常之樂宴饗偽使而無怒色
或鬥雞以為樂
或賭博以為娛
或事田園以養其
或戀妻子以私於己
Tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu
Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý.
Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;
Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc
Hoặc đấu kê dĩ vi lạc;
Hoặc đổ bác dĩ vi ngu.
Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia;
Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ.
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ
Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,
Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,
Đừng hầu tướng giặc không dơ,
Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi
Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,
Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn muôn sự ấm no,
Vợ con vui thú riêng cho một mình.
Bản dịch khuyết danh
Bản diễn song thất luc bát
Bản diễn Nôm
Nguyên văn chữ Hán
_Đầu năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long họp để bàn kế đánh giặc. Trong hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói nên đánh, muôn người cùng lời như một.
Ảnh xưa : “Các phụ lão đều nói đánh, muôn người như một.”
_ Nhà Trần tổ chức các cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
_ Cả nước được lệnh sẵn sàng đánh giặc. Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát (giết giặc Mông Cổ).
3. Diễn biến và kết quả uộc chiến:
_ Cuối tháng 1-1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào Đại Việt. Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương)
Ảnh xưa: Quân Nguyên tràn vào xâm lược nước ta.
_Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn vào Vạn Kiếp. Trước thế giặc mạnh, quân Trần rút lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân Thăng long thực hiện lênh “Vườn không nhà trống” của triều đình.
_Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại phía Bắc sông Nhị (Sông Hồng).
_Toa đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Trước thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
_Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kềm”, hòng tiêu diệt chủ lực quân ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến.Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt địch.
_BỊ thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt chủ lực của quân ta, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.
_Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) và tiến vào giải phóng Thăng Long.
_Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích chặn đánh, nhiều tên bị giết. Thoát Hoan vất vả lắm mới chạy về nước (chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng đi.)
Ảnh xưa: Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy về nước
_Vua Trần còn đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kêt, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt. Tướng Toa Đô bị chém đầu.
_Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và 6), quân dân nhà Trần đã đánh tan tành 50 vạn quân Nguyên, một đạo quân hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Đất nước sạch bóng quân thù, cả dân tộc ca khúc khải hoàn.
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Trần Quang Khải-Tụng giá hoàn kinh sư-
(Phò giá về kinh-Bản dịch thơ cua Trần Trọng Kim)
1.Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước?
_Vì nếu chiếm được Cham-pa thì nó sẽ trở thành mũi gọng kềm thứ 2 kết hợp với cánh quân của Thoát Hoan thì lúc đó sẽ dễ dàng chiếm được nước ta hơn.
2. Nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần II này.
_Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào nước ta. Phía Nam có Toa Đô đánh lên.
_Ta thực hiện kế hoạch rút lui chiến lược, củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.
_5-1285: Nhà Trần phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương -> Giải phóng Thăng Long, tiêu diệt đạo quân của Toa Đô.
=> Đánh tan 50 vạn quân Nguyên-Một đạo quân hùng hậu nhất thế giới lúc bấy giờ.
Bài tập củng cố
1.Đọc trước phần III.Cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược Nguyên ( 1287-1288).
2.Học và soạn bài đầy đủ
1. Vì sao đế chế Mông Cổ lại muốn xâm lược Đại Việt:
_ Muốn tạo thành thế gọng kìm để xâm lược Nam Tống.
_Biến Đại Việt thành bàn đạp để mở rộng lãnh thổ xuống phia Nam.
2. Hãy nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm Lược lần I:
_1-1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào xâm lược nước ta.
_ Sau trận đánh quyết định ở Bình Lệ Nguyên, ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương vườn không nhà trống.
_Giặc gặp khó khăn, ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
-> Giặc tháo chạy.
II.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Mông-Nguyên (1285):
1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên:
_Năm 1279, nước Nam Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt để làm cầu nối xâm lựoc và thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
_Hốt Tất Liệt cho quân đánh Cham-pa (Chiêm Thành) trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt, phối hợp với cánh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.
_Năm 1283, hơn vạn quân cùng hơn 300 chiến thuyền do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cam-pa, chiếm được kinh thành. Quân dân Cham-pa đã chiến đấu hết sức anh dũng; cuối cùng quân Nguyên phải rút một bộ phận về cố thủ ở phía Bắc để chờ phối hợp đánh Đại Việt.
_Kế hoạch của nhà Nguyên định dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công nước ta bước đầu tan vỡ.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
_Sau khi biết tin quân Nguyên mượn đường đánh Cham-pa nhưng chỉ là tìm cớ xâm lược Đại Việt, vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc.
_Đến Bình Than có Trần Quốc Toản, vì tuổi nhỏ nên không được dự hội nghị. Trần Quốc Toản tức quân xâm lược đến nỗi tay cầm quả cam bóp nát từ lúc nào không biết. Khi về nhà đã huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ “ Phá cường địch, báo hoang ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Ảnh xưa: Trần quốc Toản dù nhỏ tuổi nhưng vẫn ra trận đánh giặc.
_ Trần Quốc Tuấn được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần quân đội.
Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn.
Hình ảnh bài Hịch tướng sĩ.
Dưới đây là một đoạn trích bài Hịch tướng sĩ.
坐視主辱曾不為憂
身當國恥曾不為愧
為邦國之將侍立夷宿而無忿心
聽太常之樂宴饗偽使而無怒色
或鬥雞以為樂
或賭博以為娛
或事田園以養其
或戀妻子以私於己
Tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu
Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý.
Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;
Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc
Hoặc đấu kê dĩ vi lạc;
Hoặc đổ bác dĩ vi ngu.
Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia;
Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ.
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ
Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,
Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,
Đừng hầu tướng giặc không dơ,
Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi
Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,
Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn muôn sự ấm no,
Vợ con vui thú riêng cho một mình.
Bản dịch khuyết danh
Bản diễn song thất luc bát
Bản diễn Nôm
Nguyên văn chữ Hán
_Đầu năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long họp để bàn kế đánh giặc. Trong hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói nên đánh, muôn người cùng lời như một.
Ảnh xưa : “Các phụ lão đều nói đánh, muôn người như một.”
_ Nhà Trần tổ chức các cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
_ Cả nước được lệnh sẵn sàng đánh giặc. Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát (giết giặc Mông Cổ).
3. Diễn biến và kết quả uộc chiến:
_ Cuối tháng 1-1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào Đại Việt. Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương)
Ảnh xưa: Quân Nguyên tràn vào xâm lược nước ta.
_Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn vào Vạn Kiếp. Trước thế giặc mạnh, quân Trần rút lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân Thăng long thực hiện lênh “Vườn không nhà trống” của triều đình.
_Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại phía Bắc sông Nhị (Sông Hồng).
_Toa đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Trước thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
_Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kềm”, hòng tiêu diệt chủ lực quân ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến.Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt địch.
_BỊ thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt chủ lực của quân ta, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.
_Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) và tiến vào giải phóng Thăng Long.
_Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích chặn đánh, nhiều tên bị giết. Thoát Hoan vất vả lắm mới chạy về nước (chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng đi.)
Ảnh xưa: Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy về nước
_Vua Trần còn đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kêt, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt. Tướng Toa Đô bị chém đầu.
_Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và 6), quân dân nhà Trần đã đánh tan tành 50 vạn quân Nguyên, một đạo quân hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Đất nước sạch bóng quân thù, cả dân tộc ca khúc khải hoàn.
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Trần Quang Khải-Tụng giá hoàn kinh sư-
(Phò giá về kinh-Bản dịch thơ cua Trần Trọng Kim)
1.Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước?
_Vì nếu chiếm được Cham-pa thì nó sẽ trở thành mũi gọng kềm thứ 2 kết hợp với cánh quân của Thoát Hoan thì lúc đó sẽ dễ dàng chiếm được nước ta hơn.
2. Nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần II này.
_Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào nước ta. Phía Nam có Toa Đô đánh lên.
_Ta thực hiện kế hoạch rút lui chiến lược, củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.
_5-1285: Nhà Trần phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương -> Giải phóng Thăng Long, tiêu diệt đạo quân của Toa Đô.
=> Đánh tan 50 vạn quân Nguyên-Một đạo quân hùng hậu nhất thế giới lúc bấy giờ.
Bài tập củng cố
1.Đọc trước phần III.Cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược Nguyên ( 1287-1288).
2.Học và soạn bài đầy đủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Cảnh Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)