Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Chia sẻ bởi Ngô Hữu Hạnh | Ngày 29/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG-NGUYÊN
II CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
Câu 1: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Câu 2: Bài tập trắc nghiệm
KIỂM TRA BÀI CŨ
Bài 14:
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
Tiết 22:
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285).
Bản đồ nước Mông Cổ
Quốc kỳ nước Mông Cổ
Đội quân Mông Cổ
Quy ước:
Chữ màu hồng: Phần ghi tiêu đề.
Chữ màu xanh: Câu hỏi và phần giảng.
Chữ màu đen: Phần ghi bài.
NỘI DUNG
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
Sau thất bại năm 1258,quân Mông Cổ không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.
Năm 1279, sau khi thôn tính được nhà Tống, vua Mông Cổ lập ra nhà Nguyên và ráo riết chuẩn bị xâm lược Champa và Đại Việt.
Hốt Tất Liệt cho quân xâm lược Champa và Đại Việt nhằm mục đích gì?
- Làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
Năm 1279, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Champa và Đại Việt.
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Nhà Nguyên cho quân đánh Champa trước nhằm mục đích gì?
- Làm bàn đạp tấn công Đại Việt.
- Năm 1283, tướng Toa Đô chỉ huy 1 vạn quân Nguyên xâm lược Champa làm bàn đạp tấn công Đại Việt nhưng bị thất bại.
Năm 1279, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Champa và Đại Việt.
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Năm 1283, tướng Toa Đô chỉ huy 1 vạn quân Nguyên xâm lược Champa làm bàn đạp tấn công Đại Việt nhưng bị thất bại.
NỘI DUNG
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua Trần đã làm gì?
- Vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở bến Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
Đến bến Bình Than có Trần Quốc Toản, vì tuổi còn nhỏ nên không được vào dự. Trần Quốc Toản vì căm tức quân giặc mà bóp nát quả cam vua ban lúc nào không biết.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
Trần Quốc Tuấn đã làm gì để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội?
- Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) đã soạn Hịch Tướng Sỹ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
Đoạn trích:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng…”
- Năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão họp bàn cách đánh giặc.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
Hội nghị Diên Hồng có tác dụng gì đến việc chuẩn bị kháng chiến?
- Đây là Hội nghị thể hiện ý chí kiên trung của nhân dân Đại Việt.
- Cuộc tập trận lớn và duyệt binh được tổ chức ở Đông Bộ Đầu.
Việc quân sĩ thích hai chữ “Sát thát” có ý nghĩa gì?
- Thể hiện quyết tâm cao độ của quân sĩ, thà chết chứ không chịu mất nước.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Cuộc tập trận lớn và duyệt binh được tổ chức ở Đông Bộ Đầu.
- Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) đã soạn Hịch Tướng Sỹ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão họp bàn cách đánh giặc.
- Cho quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
NỘI DUNG
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ Hai chống quân xâm lược Nguyên
(1285)
3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi.
a) Diễn biến:(Bấm vào đây)
Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược Đại Việt.
Quân ta chặn đánh địch ở biên giới rồi rút về Vạn Kiếp (Hải Dương), rồi lui về Thăng Long và Thiên Trường (Nam Định).
Nhân dân Thăng Long thực hiện “Vườn không nhà trống”.
Thoát Hoan và Toa Đô mở 2 “gọng kìm” để tiêu diệt quân ta  Ta rút lui để củng cố lực lượng.
Quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.
Tháng 5 – 1285, nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, giải phóng Thăng Long  Thoát Hoan chạy về nước, Toa Đô bị chém đầu.
3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi.
a) Diễn biến (Tiếp)
3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi.
Diễn biến
Kết quả:
- Sau gần hai tháng phản công, quân dân Đại Việt đã đánh tan 50 vạn quân Nguyên, giải phóng đất nước.
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Trần Quang Khải – Tụng giá hoàn kinh sư
Bài tập củng cố
Dặn dò
Học thuộc bài.
Làm bài tập trong sách thực hành.
Xem trước phần III:
Cuộc kháng chiến lần thứ Ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288)
KẾT THÚC BÀI HỌC
Cám ơn quý thầy cô
và các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hữu Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)