Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)
Chia sẻ bởi Nguyễn Vũ Hoàng Minh Nhựt |
Ngày 29/04/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
VIỆT NAM
HỒ CHÍ MINH
" CÁC VUA HÙNG ĐÃ CÓ CÔNG DỰNG NƯỚC, BÁC CHÁU TA PHẢI CÙNG NHAU GIỮ LẤY NƯỚC!" - Hồ Chí Minh
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
1. Nguyên nhân thắng lợi
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
Hoạt động nhóm
N 1.2 Tìm những sự kiện nói lêm tinh thần quyết chiến của quân dân thời nhà Trần?
Tất cả các tầng lớp điều tham gia.
Nhân dân Thăng Long thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống.
Các bô lão đồng thanh hô quyết đánh
N3.4 Sự chuẩn bị của nhà Trần như thế nào?
Vua Trần thường về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân giải quyết những bất hòa trong vương triều tạo sự đoàn kết
N 5.6 Nêu những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ?
Nghĩ đánh độc đáo sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh từng thời gian.Tác giả bài Hịch tướng sĩ…
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN THXII
IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
1. Nguyên nhân thắng lợi
Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN THXII
IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
1. Nguyên nhân thắng lợi
Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN THXII
IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN THXII
IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
Nêu ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN THXII
IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
2. Ý nghĩa lịch sử
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
Bài học kinh nghiệm của 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên là gì?
Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.
Ý nghĩa quốc tế là gì?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là:
A – Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc. …
B – Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần ….
C – Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
D – Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như Trần Hưng Đạo…
E – Tất cả các câu trên đều đúng.
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG – NGUYÊN LÀ:
A – Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
B – Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
C – Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học kinh nghiệm…
D – cả a,b,c đều đúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vũ Hoàng Minh Nhựt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)