Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoang Tuấn | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 12 Ngày soạn: 10/11/2015
Tiết: 24 Ngày giảng: 12/11/2015

CHUYÊN ĐỀ
NHÀ TRẦN VÀ BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN.


I. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1.Kiến thức: Trình bày được
- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông - Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử cụ thể.
- Những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần theo lược đồ : những trận đánh quyết định như Đông Bộ Đầu (kháng chiến lần thứ nhất) ; Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương (kháng chiến lần thứ hai) và Vân Đồn, Bạch Đằng (kháng chiến lần thứ ba).
-Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên dưới thời Trần.
2.Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến trận đánh qua lược đồ.
- Đọc, vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ:
- Cảm phục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Nuôi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.
- BD cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, tinh thần đoàn kết DT, quốc tế.
- HS thấy được tinh thần tích cực tham gia k/c, tích cực ủng hộ kháng chiến của nhân dân ta. Từ đó có thái độ đúng đắn trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. ĐỊNH HƯỚNGNĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
+ Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.

III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH




Nội
dung
Nhận biết
(Mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng
Cao
(Mô tả mức độ cần đạt)

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên
Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông -Nguyên và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng


Liên hệ được tình hình thời sự chính trị của đất nước ta hiện nay về vấn đề chủ quyền biển đảo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

2. Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
Biết và hiểu về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
Chủ trương đánh giặc đúng đắn của nhà Trần (thể hiện qua việc huy động toàn dân tham gia kháng chiến
Nhận xét đánh giá được thái độ của nhà Trần qua bức tranh vua Trần bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục tối.


3. Các chiến thắng tiêu biểu.
a. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258

Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
Vẽ được lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất
Dựa vào lược đồ câm, HS tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất








IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO BẢNG MÔ TẢ

Mức độ nhận thức
Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
 Hình thức dạy học

Nhận biết
Hs trình bày được sức mạnh quân sự của quân Mông -Nguyên và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng
- Phát vấn, đàm thoại
- Sử dụng đồ dùng trực quan. Tích hợp kiến thức môn Địa lí
- Thuyết trình, mô tả


- Cả lớp
- Cá nhân

Thông hiểu
HS hiểu được chủ trương đánh giặc đúng đắn của nhà Trần (thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoang Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)