Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Đạt | Ngày 10/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

VÕ THỊ SÁU
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHẦN HAI
LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
CHƯƠNG I
VIỆT NAM
TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
BÀI 13
VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY

1./ Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:
Cách ngày nay 30  40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam có Người tối cổ sinh sống; di tích được tìm thấy ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước …
Người tối cổ sống thành bầy, sắn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
2./ Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc:
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, Người tối cổ chuyển hóa thành Người tinh khôn. Đây cũng là thời kì hình thành và phát triển của Công xã thị tộc.
2./ Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc:
Văn hoá Ngườm, Sơn Vi:
Cách đây từ 20.000 đến 11.000 năm.
Cư dân sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông; địa bàn ngày càng mở rộng từ Sơn La đến Quảng Trị. Họ sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
2./ Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc:
Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn:
Cách đây khoảng 12.000 đến 6.000 năm.
Cư dân sống thành thị tộc, bộ lạc, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra họ đã biết trồng trọt rau, củ, cây ăn quả.
2./ Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc:
Cách nay khoảng 5000 - 6000 năm, kĩ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là "cách mạng đá mới". Cư dân biết sử dụng kĩ thuật cưa khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay; biết trồng lúa, dùng cuốc đá; biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.
 Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.
3./ Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước:
Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ lạc ở nước ta đã biết sử dụng đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động; nghề trồng lúa nước phổ biến.
Cư dân Phùng Nguyên mở đầu thời đại đồng thau, nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.
Cùng thời gian này, các bộ lạc ở sông Mã, sông Cả, ở vùng Nam Trung Bộ (chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh) và ở lưu vực sông Đồng Nai cũng tiến đến buổi đầu thời đại kim khí.
3./ Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước:
 Tóm lại, cách nay khoảng 3000 – 4000 năm, trên các vùng miền của nước ta đã hình thành những nền văn hoá lớn làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới.
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÕ TRƯỜNG TOẢN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)