Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoài My |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Lịch sử 10
Bài 22:
Việt Nam cuối thời nguyên thủy
1. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa
Khoảng 3000 – 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta, trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá và làm gốm, đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
Trong các di tích văn hóa cách ngày nay khoảng 4000 năm, các nhà khảo cổ tìm thấy một số hiện vật bằng đồng như dùi đồng, dây đồng, cục xỉ đồng, cục đồng.
2) Những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy
a) Từ Phùng Nguyên (văn hóa đồ đồng) đến văn hóa Đông Sơn (sơ kì sắt) ở miền Bắc
Đầu thiên niên kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở vùng lưu vực sông Hồng đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời biết sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Đó là chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên, mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam, chuyển dần lên đến văn hóa Đông Sơn.
Các di tích văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, hà Nội, Hải Phòng...
Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân Đnông nghiệp trồng lúa, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc. Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gốm bằng bàn xoay với những đồ án trang trí hài hòa và biết sử dụng một số nguyên liệu khác như tre, gỗ, nứa, xương để làm đồ dùng ; biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, gà, chó...
Đời sống tinh thần của cư dân Phùng Nguyên khá phong phú, biểu hiện một trình độ thẩm mĩ khá cao. Các công cụ đã được mài nhẵn đẹp mắt. Đồ gốm được trang trí hoa văn nhiều kiểu duyên dáng. Đồ trang sức có nhiều loại, nhiều kích thước khác nhau bằng đá, sừng, xương, vỏ ốc, vỏ sò được mài, khoan tiện tinh tế (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai...). Tục chôn người chết nơi cư trú, chôn theo công cụ lao động và các vật dụng khác cũng rất phổ biến ở cư dân Phùng Nguyên.
Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng còn có các bộ lạc khác ở nhiều khu vực trên đất nước ta cũng đã tiến đến thời đại đồ đồng.
Các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hóa), chủ nhân của nền văn hóa Hoa Lộc và các bộ lạc ở vùng lưu vực sông Lam là cư dân của một nền nông nghiệp dùng cuốc đá phát triển. Nghề nông giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá, gốm đạt đến trình độ khá cao, tương đồng với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích văn hóa Hoa Lộc, bên cạnh những công cụ hiện vật bằng đá, gốm (như rìu đá có vai, cuốc đá có chuôi tra cán, đồ gốm có hoa văn), còn có một số hiện vật bằng đồng (dùi đồng, dây đồng...)
Rìu đá Phùng Nguyên
Văn hoá Phùng Nguyên
Hiện vật đá Phùng Nguyên
b) Từ Bình Châu (văn hóa đồ đồng) đến Sa Huỳnh (sơ kì sắt) ở miền Trung
Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, ở vùng Nam Trung Bộ, các bộ lạc Bình Châu, Long Thạnh... chủ nhân của văn hóa tiền Sa Huỳnh cũng đã tiến đến thời đại đồng thau, biết đến kĩ thuật luyện kim.
Các di tích văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm, dệt vải, rèn sắt và làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh (chuỗi hạt, khuyên tai...)
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh thường thiêu xác chết, đổ tro xương vào các vò bằng đất nung đem chôn cùng đồ trang sức.
Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh
c) Từ Dốc Chùa (văn hóa đồ đồng) đến Cần Giờ (sơ kì sắt – văn hóa tiền Óc Eo) ở miền Nam
Ở các tỉnh miền Nam cũng đã phát hiện một số di tích văn hóa đồ đồng như Dốc Chùa, Bình Đa, Cầu Sắt... được gọi chung là văn hóa sống Đồng Nai. Đây là một trong những nguồn cội hình thành văn hóa Óc Eo.
Các di tích văn hóa sông Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ được phân bố ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh... Các di tích văn hóa Óc Eo ở vùng Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ...
Cư dân văn hóa sông Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác. Ngoài ra họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công. Bên cạnh các công cụ bằng đá là chủ yếu, còn có một số hiện vật bằng đồng, sắt, vàng, thủy tinh.
Cư dân văn hóa Cần Giờ còn đánh bắt hải sản và mở rộng quan hệ giao lưu với bên ngoài, góp phần chuẩn bị cho sự xuất hiện văn hóa Óc Eo của cảng thị cổ ở miền Nam.
Tóm lại, cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm đã hình thành những nền văn hóa lớn, phân bố ở các khu vực khác nhau, làm tiên đề cho xã hội nguyên thủy chuyển biến sang giai đoạn cao hơn.
Triển lãm văn hoá óc Eo
Bài 22:
Việt Nam cuối thời nguyên thủy
1. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa
Khoảng 3000 – 4000 năm cách ngày nay, các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta, trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá và làm gốm, đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở nhiều thị tộc.
Trong các di tích văn hóa cách ngày nay khoảng 4000 năm, các nhà khảo cổ tìm thấy một số hiện vật bằng đồng như dùi đồng, dây đồng, cục xỉ đồng, cục đồng.
2) Những nền văn hóa lớn cuối thời nguyên thủy
a) Từ Phùng Nguyên (văn hóa đồ đồng) đến văn hóa Đông Sơn (sơ kì sắt) ở miền Bắc
Đầu thiên niên kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở vùng lưu vực sông Hồng đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời biết sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ. Đó là chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên, mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam, chuyển dần lên đến văn hóa Đông Sơn.
Các di tích văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, hà Nội, Hải Phòng...
Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân Đnông nghiệp trồng lúa, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc. Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gốm bằng bàn xoay với những đồ án trang trí hài hòa và biết sử dụng một số nguyên liệu khác như tre, gỗ, nứa, xương để làm đồ dùng ; biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, gà, chó...
Đời sống tinh thần của cư dân Phùng Nguyên khá phong phú, biểu hiện một trình độ thẩm mĩ khá cao. Các công cụ đã được mài nhẵn đẹp mắt. Đồ gốm được trang trí hoa văn nhiều kiểu duyên dáng. Đồ trang sức có nhiều loại, nhiều kích thước khác nhau bằng đá, sừng, xương, vỏ ốc, vỏ sò được mài, khoan tiện tinh tế (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai...). Tục chôn người chết nơi cư trú, chôn theo công cụ lao động và các vật dụng khác cũng rất phổ biến ở cư dân Phùng Nguyên.
Cùng với các bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng còn có các bộ lạc khác ở nhiều khu vực trên đất nước ta cũng đã tiến đến thời đại đồ đồng.
Các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hóa), chủ nhân của nền văn hóa Hoa Lộc và các bộ lạc ở vùng lưu vực sông Lam là cư dân của một nền nông nghiệp dùng cuốc đá phát triển. Nghề nông giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá, gốm đạt đến trình độ khá cao, tương đồng với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích văn hóa Hoa Lộc, bên cạnh những công cụ hiện vật bằng đá, gốm (như rìu đá có vai, cuốc đá có chuôi tra cán, đồ gốm có hoa văn), còn có một số hiện vật bằng đồng (dùi đồng, dây đồng...)
Rìu đá Phùng Nguyên
Văn hoá Phùng Nguyên
Hiện vật đá Phùng Nguyên
b) Từ Bình Châu (văn hóa đồ đồng) đến Sa Huỳnh (sơ kì sắt) ở miền Trung
Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, ở vùng Nam Trung Bộ, các bộ lạc Bình Châu, Long Thạnh... chủ nhân của văn hóa tiền Sa Huỳnh cũng đã tiến đến thời đại đồng thau, biết đến kĩ thuật luyện kim.
Các di tích văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, họ còn làm đồ gốm, dệt vải, rèn sắt và làm đồ trang sức bằng đá, đồng, thủy tinh (chuỗi hạt, khuyên tai...)
Cư dân văn hóa Sa Huỳnh thường thiêu xác chết, đổ tro xương vào các vò bằng đất nung đem chôn cùng đồ trang sức.
Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh
c) Từ Dốc Chùa (văn hóa đồ đồng) đến Cần Giờ (sơ kì sắt – văn hóa tiền Óc Eo) ở miền Nam
Ở các tỉnh miền Nam cũng đã phát hiện một số di tích văn hóa đồ đồng như Dốc Chùa, Bình Đa, Cầu Sắt... được gọi chung là văn hóa sống Đồng Nai. Đây là một trong những nguồn cội hình thành văn hóa Óc Eo.
Các di tích văn hóa sông Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ được phân bố ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh... Các di tích văn hóa Óc Eo ở vùng Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ...
Cư dân văn hóa sông Đồng Nai làm nghề nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác. Ngoài ra họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công. Bên cạnh các công cụ bằng đá là chủ yếu, còn có một số hiện vật bằng đồng, sắt, vàng, thủy tinh.
Cư dân văn hóa Cần Giờ còn đánh bắt hải sản và mở rộng quan hệ giao lưu với bên ngoài, góp phần chuẩn bị cho sự xuất hiện văn hóa Óc Eo của cảng thị cổ ở miền Nam.
Tóm lại, cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm đã hình thành những nền văn hóa lớn, phân bố ở các khu vực khác nhau, làm tiên đề cho xã hội nguyên thủy chuyển biến sang giai đoạn cao hơn.
Triển lãm văn hoá óc Eo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoài My
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)