Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Chia sẻ bởi Mai luơng Duy | Ngày 11/05/2019 | 196

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

WELCOME TO
GROUP 6
BÀI 13:
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
I. NGUYÊN LÍ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH VẬT
- Công nghệ vi sinh là công nghệ nghiên cứu, khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm phục vu đời sống và phát triển kinh tế xã hội.

- Bằng công nghệ này, người ta đã sản xuất ra các loại phân: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh chuyển hóa lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Nguyên lí chung:
Phân lập và nhân các chủng vi sinh vật đặc hiệu
Trộn chủng vi sinh vật đặc hiệu với chất nền
Phân vi sinh vật đặc hiệu
Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật:
Phân lập VSV
Nuôi cấy
Trộn với chất nền
Đóng gói
Dây chuyền sản xuất phân bón
Nghiền than bùn
Dây chuyền trộn phân
Dây chuyền đóng bao
II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG
Phân vi vinh vật cố định đạm

- Khái niệm:
Là loại phân bón có chứa các chủng vi sinh vật có khả năng cố định nitơ tự do chuyển thành đạm cho cây trồng
Hiện nay, chúng ta đang dùng những loại phân vi sinh vật cố định đạm nào? Hãy phân biệt chúng
- Nitragin: Chứa chủng vi sinh vật cố định đạm cộng sinh với rễ cây họ Đậu ( Vi khuẩn Rhizobium hay vi khuẩn nốt sần)
- Azogin: Chứa chủng vi sinh vật cố định đạm hội sinh với rễ cây lúa( Vi khuẩn Azotobacterin)

Nêu thành phần của phân vsv cố định đạm?
- Thành phần của phân vsv cố định đạm:
+ VSV cố định đạm
+ Than bùn khô, nghiền nhỏ
+ Các nguyên tố khoáng đa, vi lượng
Nêu cách sử dụng phân VSV cố định đạm?
Sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm
- Phân vi sinh vật cố định đạm có thể dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Tẩm hạt giống cần được tiến hành ở nơi râm mát, tránh ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời có thể làm chết vi sinh vật.
- Sau khi tẩm, hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay.

Phân Nitragin dạng bột
Phân Azogin dạng nước
Sự cộng sinh giữa rễ cây họ Đậu
và vi khuẩn Rhizobium
Nốt sần
Rễ
Vi khuẩn
2. PHÂN VI SINH VẬT CHUYỂN HÓA LÂN
Em hãy nghiên cứu SGK mục II.2 , cho biết phân vi sinh vật chuyển hoá lân có những loại nào? Phân biệt chúng?
Gồm 2 loại:
- Photphobacterin: Chứa vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành vô cơ
- Phân lân hữu cơ vi sinh: Chứa vi sinh vật chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan
Em hãy cho biết thành phần của phân lân hữu cơ vi sinh do Việt Nam sản xuất?
Thành phần của phân lân hữu cơ vi sinh do Việt Nam sản xuất:

- Than bùn khô, nghiền nhỏ

- Bột phôtphorit hoặc apatit( 2 loại quặng giàu phôtpho)

- Các nguyên tố khoáng đa, vi lượng

- Vi sinh vật chuyển hoá lân khó tiêu thành lân dễ tiêu( mỗi gam phân có khoảng 0,5 tỉ vi khuẩn)
Sử dụng phân vi sinh vật chuyển hoá lân như thế nào cho hợp lí?
Cách sử dụng:

- Tẩm hạt giống trước khi gieo trồng

- Bón trực tiếp vào đất
Phân photphobacterin
Phân lân hữu cơ vi sinh
3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Là loại phân bón có chứa các loài vsv phân giải chất hữu cơ
Thành phần:
+ Chất nền (than bùn và xác thực vật)
+ Khoáng và vi lượng
+ VSV phân giải chất hữu cơ
Các loại phân bón thường dùng: Estrasol, Mana
- Cách sử dụng: bón trực tiếp vào đất hoặc trộn ủ cùng với phân chuồng
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai luơng Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)