Bài 13. Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước

Chia sẻ bởi Phạm Xuân Ba | Ngày 15/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔ AN
LỊCH SỬ 5
TIẾT 13 TUẦN 13














Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
- Các nước đế quốc và các thế lực thù địch câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng.
- Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn.
- Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người.
- Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ.















Câu 2: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”?
Hưởng ứng việc lập “Hũ gạo cứu đói” 10 ngày nhịn ăn 1 bữa. Không một tấc đất bỏ hoang ! Thực hiện khẩu hiệu “ Tấc đất tấc vàng”.
- Phát động mở thêm trường học, con nhà nghèo cũng được đi học. Mở lớp bình dân học vụ.















Bài dạy:

“THÀ HY SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. Thực dân Pháp xâm lược nước ta:
- Sau Cách mạng tháng Tám thành công thực dân Pháp có hành động gì?
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân pháp đã quay lại xâm lược nước ta.
Đánh chiếm Sài Gòn, mơ rộng xâm lược nam bộ.
Đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.















Ngày tháng năm nào Pháp đã gửi tối hậu thư đe dọa nước ta?
Ngày 18 -12 -1946 chúng gửi tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu chúng ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội.















Tối hậu thư giặc Pháp đòi đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội vào thời gian nào ?
Giặc Pháp đòi bắt đầu từ ngày 20-12-1946 quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.
















Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì ?
Những việc làm của chúng cho thấy thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
I. Thực dân Pháp xâm lược nước ta:















Trước hoàn cảnh đó Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?
Trước hoàn cảnh đó Đảng, chính phủ và nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
I. Thực dân Pháp xâm lược nước ta:
II. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:















Thực dân Pháp gây chiến ở Sài Gòn 1946
18-12-1946 Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi và giao quyền kiểm soát tự vệ cho chúng
Đêm 18 rạng sáng 19 tháng 12 năm 1946 Trung ương Đảng và Chính phủ họp quyết định phát động ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trung ương Đảng và Chính phủ họp, quyết định ngày toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
II. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh:














Ngày 20- 12 -1946 đã có sự kiện gì xảy ra?
Ngày 20- 12 -1946, Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.














Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của nhân dân ta.















Câu nào trong lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều đó rõ nhất ?
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”















III. Toàn quốc kháng chiến theo lời kêu gọi của Bác Hồ
Câu hỏi thảo luận nhóm
Câu 1: Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?
Câu 2: Ở Huế và Đà Nẵng quân và dân ta đã tấn công địch như thế nào?.
Câu 3: Quân dân ta đã chiến đấu chống quân xâm lược ở các địa phương khác trong cả nước như thế nào ?















60 ngày đêm giành giật với địch từng góc phố,đồng bào ta đã khuân bàn ghế, giường, tủ,…ra đường để làm chướng ngại vật cản bước giam chân địch, bảo vệ đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
- Đội cảm tử anh dũng chiến đấu.
Câu 1: Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?















Ở Huế: Rạng sáng 20/12/1946 ta nổ súng vào vị trí địch phía nam bờ sông Hương.
- Sau 50 ngày đêm chiến đấu ác liệt, ta rút khỏi thành phố để kháng chiến lâu dài.
Câu 2: Ở Huế và Đà Nẵng quân và dân ta đã tấn công địch như thế nào?.
Ở Đà Nẵng: Sáng ngày 20/12/1946 trung đoàn Vệ quốc quân Quảng Nam chặn đánh địch.
- Quân dân đào công sự, xây dựng chiến hào, lập vành đai giam chân địch một thời gian dài.














Câu 3: Quân dân ta đã chiến đấu chống quân xâm lược ở các địa phương khác trong cả nước như thế nào ?
Ở các địa phương trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “ kháng chiến nhất định thắng lợi”.














Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.















"Ai nhanh hơn ?"
1
Trò chơi
C. 19-12-1946
B. 22-12-1946
A. 18-12-1946
C.
Trung ương Đảng và Chính phủ họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?
C.
C.
Cách mạng tháng tám thành công, nước ta đã giành được độc lập nhưng………………..
2
C. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta.
A . Đế quốc Mỹ xâm lược ngay đất nước ta.
B . Thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Điền ý thích hợp vào chỗ trống:
B
3
Điền ý đầy đủ, thích hợp nhất vào chỗ trống:
C. Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
B. Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ.
A. Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước.
Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần...
C.
Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.















Bài học:
Chuẩn bị bài sau:
THU - ĐÔNG 1947,
VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GiẶC PHÁP”

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Xuân Ba
Dung lượng: 525,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)