Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Chia sẻ bởi Lưu Tiến Quang | Ngày 09/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết :19
Bài 13
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:


- Nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự lựa chọn licchj sử.

2. Tư tưởng:


Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tuởng cách mạng vô sản.

Xác định con đường cứu nước giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn là đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu phát triển của dân tộc.


3. Kĩ năng:


Rèn kĩ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức đảng phái chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập.
II. Thiết bị, tài liệu dạy-học:
Tài liệu lịch sử về Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Tân việt cách mạng đảng Việt Nam Quốc dân đảng…


III. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. giảng bài mới


I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng:

1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
2. Tân Việt Cách mạng đảng
3. Việt Nam Quốc dân đảng
Sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng ?


Thành phần: Tư sản dân tộc, binh lính người Việt giác ngộ, nông dân khá giả, địa chủ.
Địa bàn: một số tỉnh Bắc kì .
- Sự ra đời 25-12-1927, do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính…thành lập
Thành phần tham gia vào Việt Nam Quốc dân đảng? Địa bàn hoạt động ?
Nguyễn Thái Học
Mục tiêu: Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Tổ chức: Cơ sở Đảng trong quần chúng ít, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, tổ chức lỏng lẻo, sớm bị thực dân Pháp khủng bố.

Khuynh hướng dân chủ tư sản
Nêu mục tiêu, tổ chức, khuynh hướng đấu tranh của Việt Nam Quốc dân đảng ?
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái ?
- Nguyên nhân:
+ Tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba Danh ở Hà Nội bị Pháp khủng bố.
+ Bị động trước sự khủng bố củ Pháp các nhà lãnh đạo đã dốc hết lực lượng để thực hiện cuộc khởi nghĩa dù “không thành công cũng thành nhân”

- Diễn biến:
9-2-1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái ,cùng đêm đó nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là ở Hải Dương, Thái Bình....; ở Hà Nội, cũng có đánh bom phối hợp.

- Kết quả, ý nghĩa:
Thất bại, song đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Cuộc khởi nghĩa đó cũng đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đối với phong trào dân tộc lúc bấy giờ.
II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản 1929
Hoàn cảnh ra đời, quá trình thành lập, ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản?
Hoàn cảnh:
+ Phong trào dân tộc dân chủ phát triển sôi nổi dẫn đến sự phân hóa trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Tháng 3-1929, thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội

Qúa trình thành lập: Đại hội lần một của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa, dẫn đến sự xuất hiện:
+ Đông Dương cộng sản đảng tháng 6-1929
+ An Nam Cộng sản đảng tháng 8-1929
+ Đông Dương Cộng sản liên đoàn tháng 9-1929
Ý nghĩa:

+ Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

+ Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam
4. Củng cố, dặn dò:

- Khái quát kiến thức từ 1925-1929
- Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam
Quốc dân đảng
- Kể tên và xác định thời gian hình thành ba
tổ chức cộng sản.
- Vẽ sơ đồ phát triển của Cách mạng Việt
Nam từ 1920 -1929.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Tiến Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)