Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Thành | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
1.Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
Mục đích của việc thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
là gì ?
- Thành lập: 6.1925.
- Mục đích: Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam
chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên được thành lập vào thời gian nào?
Vì sao Nguyễn Aí Quốc không thành lập ngay ĐCSVN mà thành lập
Hội Việt Nam Cách
Mạng Thanh Niên
Vì: - Giai cấp công nhân Việt Nam chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập nên cần có một tổ chức quá độ thích hợp để tuyên truyền chủ nghĩa Mác_LêNin vào Việt Nam.
- 90% những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu (TQ) lúc bấy giờ là những người tư sản và tiểu tư sản nên thành lập tổ chức này để đào tạo lại cán bộ chuẩn bị cho thành lập ĐCSVN
Trong thời gian tồn tại Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên có những hoạt động nào?
-Hoạt động:
+ Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị
+ Xuất bản báo Thanh Niên.
+Xuất bản tác phẩm Đường
Kách Mệnh.
- Chủ trương: "Vô sản hoá"
"Vô sản hoá" là gì?
Đối tượng của chủ trương
"Vô sản hoá" là những ai ?

Tác dụng của chủ
trương "Vô sản hoá?"

2. Tân Việt Cách mạng đảng
3. Việt Nam Quốc dân đảng
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
Nhóm 1,2: Tóm tắt nội
dung chính của TVCMĐ?
Nhóm 3,4: Tóm tắt nội
dung chính của VNQDĐ?
Hoạt động
nhóm
1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
Nội dung
TVCMĐ
VNQDĐ
Sự thành lập
14-7-1928 lấy tên TVCMĐ
do Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên lãnh đạo
25-12-1927 do Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính... lãnh đạo
Tư sản, binh lính người Việt, nông dân, địa chủ
Một số tỉnh Bắc Kỳ (không có cơ sở quần chúng)
Tổ chức ám sát cá nhân tên trùm mộ phu Bazanh
Thực dân Pháp khủng bố, VNQDĐ phát động khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930) bị thất bại nhanh chóng
Dân chủ tư sản
Trí thức,thanh niên tiểu tư sản yêu nước
Trung Kỳ
Trong điều kiện HVNCMTN phát triển mạnh?bị phân hoá: một bộ phận gia nhập HVNCMTN, số còn lại chuẩn bị thành lập một đảng vô sản
Vô sản
Thành phần (tổ chức)
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
Khuynh hướng đấu tranh
II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
*Hoàn cảnh ra đời:
-Năm 1929,phong trào dân tộc,dân chủ phát triển mạnh trong đó khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế
->yêu cầu thành lập các tổ chức cộng sản.
-Cuối tháng 3/1929,những hội viên tiên tiến của HVNCMTN ở Bắc Kì lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên tại 5D,phố Hàm Long(Hà Nội)
1.Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN THÀNH LẬP TẠI 5D HÀM LONG.
Trần Văn Cung- Bí thư
chi bộ cộng sản đầu tiên
*Quá trình thành lập:

CÁC TỔ CHỨC CỘNG SẢN RA ĐỜI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở VIỆT NAM.
Đông Dương
CSĐ
An Nam
CSĐ
Đông
Dương
CSLĐ
Mức độ ảnh hưởng của các tổ
chức cộng sản ở Việt Nam 1929
Nhận xét: Trong vòng 4 tháng 3 tổ chức CS nối tiếp nhau ra đời là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường CMVS.
Việc thành lập liên tiếp 3 tổchức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có ý nghĩa gì?
2.Hội nghị thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam
Ngày 6-1-1930 Nguyễn A�i Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS thành một Đảng duy nhất.
Thành phần:
Đại biểu của ĐDCSĐ: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh.
Đại biểu của ANCSĐ: Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu.
Địa điểm:
Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc)
Nội dung:
Nguyễn A�i Quốc phân tích tình hình trong và ngoài nước, phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức CS...Hội nghị đi đến thống nhất: thống nhất các tổ chức CS lấy tên ĐCSVN. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. Đó là: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN.
24-2-1930 ĐDCSLĐ gia nhập DCSVN

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Nội dung Cương lĩnh goàm 6 vấn đề:
Đường lối chiến lược chung.
Nhiệm vụ cách mạng Tư sản dân quyền.
Lực lượng cách mạng.
Về phương pháp cách mạng.
Về đoàn kết quốc tế.
Sự lãnh đạo của Đảng.
Ý nghĩa Cương lĩnh:
Đáp ứng được yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại lịch sử mới.
Trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn Đảng, toàn dân.
Thể hiện sự nhận thức, vận dụng đúng đắn Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
Chính cương
vắn tắt của Đảng
Văn kiện Đảng, T2

QUY LUẬT RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Quy luật chung



ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
CỦNG CỐ
1. Nắm được sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng trong những năm 1925-1930 là một xu thế phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam,làsự sàng lọc và lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử,mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.Từ đây,cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐSCVN do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
DẶN DÒ
Bài 14: "Phong trào cách mạng 1930-1931
-Tình hình kinh tế,xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933.
-Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

2.. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG
-Tân Việt Cách mạng Đảng, tổ chức chính trị Việt Nam theo khuynh hướng macxit, thành lập năm 1928 do ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Tiền thân của ĐTV là Hội Phục Việt (1925) rồi Hưng Nam (1926) – hai tổ chức yêu nước tiến bộ theo khuynh hướng quốc gia.
- ĐTV xác định tôn chỉ là "Liên hợp các đồng chí trong ngoài, trong thì dẫn đạo công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng, bác ái". Chương trình, điều lệ của ĐTV phỏng theo các văn kiện của Đảng thanh niên.
- Tháng 9.1929, một bộ phận tiên tiến trong tổ chức chính trị này tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn tại Trung Kỳ.
      Nguyễn Thái Học sinh ra ở những năm đầu của thế kỷ XX, trong một gia đình Nho học. Thổ Tang, Vĩnh Tường là quê hương ông, một vùng quê có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh anh dũng, đã hun đúc cho Nguyễn Thái Học những hoài bão lớn, ý chí giúp nước, giúp dân.
        Thiếu thời Nguyễn Thái Học rất thông minh, học giỏi cả Hán văn, Pháp văn và Quốc ngữ, ông theo học trường Pháp Việt quốc ngữ ở phủ Vĩnh Tường, trương An Be Xa Rô ở Hà Nội và sau đó là trường Cao đẳng thương mại Huế. Trong thời gian này Nguyễn Thái Học đã tìm hiểu, tiếp cận và chịu ảnh hưởng những luồng tư tưởng mới, đặc biệt là cách mạng tư sản Pháp và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Với lòng yêu nước nồng nàn, trước hoàn cảnh đời sống nhân dân ta khổ cực lầm than dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Nguyễn Thái Học nung nấu ý chí làm cách mạng giải phóng dân tộc.  
Hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài làm chủ bút. Ban đầu chưa có đường lối hoạt động rõ ràng, sau đó do ảnh hưởng của phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn (là một sáng lập viên của Trung Quốc Quốc Dân Đảng), nên vào đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1927 (có tài liệu nói là 25 tháng 9) những thành viên của hội đã tiến hành đại hội thành lập chính đảng cách mạng, tại làng Thể Giao, Hà Nội.
Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm:
Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ Hoàng Văn Tùng: Trưởng Ban Ám sát

Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch Trương Dân Bảo: Trưởng Ban Trinh sát

Phó Đức Chính: Trưởng Ban Tổ chức Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng Ban Giám sát

Nhượng Tống: Trưởng Ban Tuyên truyền Đặng Đình Điển: Trưởng Ban Tài chánh

Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng Ban Ngoại giao
       Sau một thời gian vận động, năm 1927 tại Nam Đồng Thư xã (Hà Nội) Nguyễn Thái Học đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng do ông làm chủ tịch. Việt Nam Quốc dân Đảng theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên. Tức là phấn đấu: Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc. Đường lối chiến lược của Đảng là: Trước làm cách mạng Quốc gia, sau làm cách mạng Thế giới. Đảng lấy lực lượng trí thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc làm nòng cốt. Chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam Quốc dân Đảng đã phát triển mạnh mẽ lan rộng khắp các tỉnh ở Bắc kỳ.
      Tuy nhiên, do tổ chức thiếu chặt chẽ, kỷ luật không nghiêm, lộ bí mật, nhiều tay chân mật thám của Pháp trà trộn trong Đảng, nên cuộc vận động quần chúng của Việt Nam Quốc dân Đảng gặp nhiều trở ngại. Trước tình hình đó Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của mình chủ trương bạo động cách mạng với phương châm: “Không thành công thì thành nhân”. Dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Thái Học, phong trào bạo động chống Pháp ở các tỉnh đã nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Bái vào đêm 9, rạng ngày 10-2-1930.
      Tất nhiên là các cuộc bạo động đã không thành công. Việt Nam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái bị dìm trong bể máu. Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí bị giặc Pháp bắt và hành hình. Phong trào bị dập tắt.
      Tuy bị thất bại, nhưng phong trào Việt Nam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái đã ghi một dấu son quan trọng trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và truyền thống yếu nước của dân tộc ta thời kỳ trước khi có Đảng cộng sản lãnh đạo.
     
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)