Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Chia sẻ bởi Củng Thị Bình | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 19.BÀI 13:
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ
Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
(Tiết 1)
LỚP HUẤN LUYỆN CÁN BỘ TẠI QUẢNG CHÂU
(trích)
CHƯƠNG TRÌNH, ĐIỀU LỆ CỦA
"Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" (năm 1926)
Tên Hội:
Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên .
2. Mục đích:
   Hi sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách  mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thưc hiện chủ nghĩa cộng sản ).
3. Chương trình:
a) Lựa chọn người giác ngộ, huấn luyện họ, tổ chức họ vào Hội.
b) Cử những người hội viên đã được đào tạo vào những nhân dân để tuyên truyền điều phải và tổ chức các đòan thể như công hội, nông hội, hội phụ nữ,vv….
c) Gặp dịp tốt nào thì huy động lực lượng của những đòan thể quốc gia đê đập tan bon Pháp và lấy lại chính quyền.
d) Thành lập chính phủ nhân dân gồm đại biểu của các đòan thể công nhân, nông dân và binh sĩ.
e) Áp dụng những nguyên tắc tân kinh tế chính sách để thúc đẩy sự phát
triển của cơ quan sản xuất trong nước, bác bỏ tư bản tư nhân và sự giao lưu những tài nguyên quốc gia.
g) Đòan kết với những giai cấp VS của tất cả các nước và thành lập xã hội cộng sản..”
(Trích “Các tổ chức tiền thân của Đảng”. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản, Hà Nội,1997,tr.82-83).
Tuyên ngôn của đại hội toàn quốc lần thứ nhất (9-5-1929) của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên  (trích)
 
“Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là đội tiền phong cách mạmg của dân chúng Việt Nam, hết sức tổ chức dân chúng lại cho thành một đội quân tranh đấu có lực lượng; hết sức hi sinh đi trước để lãnh đạo dân chúng quyết liệt đấu tranh với tụi bóc lột, đè nén, để lấy lại quyền lợi, để đọat thủ chính quyền.
Lò máy về thợ thuyền! Ruộng đất về dân cày! Tất cả quyền lợi về đại đa số nhân dân! Nhất thiết quyền lực về hội nghị đại biểu của thợ thuyền, dân cày và lính.
Đây là chính cương đại yếu của Hội Việt Nam CM Thanh niên. Bản hội xin tất cả đồng bào lao khổ bị áp bức cả nước tụ tập lại dưới ngọn cờ của bản Hội, phấn đấu để thực hành chính cương cách mạng ấy”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đảng, Tòan tập”, tập 1 (1924-1930), sđd, tr.98)
Nguyễn Thái Học
(1901- 1930)
Liệt sỹ cận đại, đảng trưởng quốc dân Việt Nam, người lãnh đạo cao trào kháng Pháp ở Yên Bái 1930.
Lúc nhỏ theo học trường Cao đảng sư phạm Đông Dương  ở Hà nội, khi còn ngồi trên ghế nhà trường ông đã viết thư gửi cho nhà cầm quyền đòi một số yêu sách về xã hội, chính trị. Năm 1926, ông đòi cải tổ nền hành chánh thuộc địa …các đề nghị  của ông bị bỏ rơi.
Năm 1927, ông thành lập đảng quốc dân Việt Nam và được bầu làm đảng trưởng. Chủ trương dùng bạo lực để chống Pháp, mô phỏng theo Quốc dân đảng của Trung Quốc. Từ khi vụ ám sát bazin (chủ mộ phu đồn điền người Pháp), ông bị mật thám Pháp bủa lưới theo dõi hành động của ông khi đó trong đảng đã có tay sai lọt vào. Ông cho đảng lui vào hoạt động bí mật nhưng thấy nguy cơ bị khủng bố trắng nên bèn chủ trương khởi nghĩa may ra còn có thể cứu vãn được đảng. Do đó ông tổ chức khởi ngày 9 - 02 -1930.
Khởi nghĩa thất bại thực dân Pháp trả thù đã thảm sát cả làng Cổ Am (Hải Dương), và 10 làng khác.
17-6-1930, ông cùng 13 người khác lên máy chém (nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đào Văn Nhật, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn Như Liên..
LƯỢC ĐỒ DIỄN BIẾN KHỞI NGHĨA YÊN BÁI (2/1930)
CÁC CHIẾN SĨ CỦA VNQDĐ BỊ BẮT TRONG CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN BÁI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Củng Thị Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)