Bài 13. Phòng bệnh béo phì
Chia sẻ bởi Trần Văn Thức |
Ngày 11/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Phòng bệnh béo phì thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Lựa chọn chữ cái trước đáp án đúng:
1. Nếu thiếu chất đạm, trẻ em sẽ bị:
a. còi xương
b. suy dinh dưỡng
c. mù lòa
b. suy dinh dưỡng
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Lựa chọn chữ cái trước đáp án đúng:
2. Nếu thiếu i-ốt, cơ thể sẽ bị:
a. còi xương
b. suy dinh dưỡng
c. kém thông minh, dễ bị bướu cổ
c. kém thông minh, dễ bị bướu cổ
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Lựa chọn chữ cái trước đáp án đúng:
3. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, thì phải:
a. Điều chỉnh thức ăn cho hợp lí.
b. Đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám và chữa trị.
c. Cả hai ý trên.
c. Cả hai ý trên
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
S/28
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
PHIẾU THẢO LUẬN
1. Dấu hiệu nào sau đây không phải là béo phì đối với trẻ em?
Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
Mặt với hai má phúng phính.
Bị hụt hơi khi gắng sức.
2. Người bị béo phì thường hay:
Khó chịu về mùa hè.
Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân.
Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân.
Tất cả những ý trên.
3. Người bị béo phì thường có biểu hiện:
Chậm chạp.
Ngại vận động.
Chóng mệt mỏi khi lao động.
Tất cả những ý trên.
S/28
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Kết luận:
Người Việt bị béo phì ngày càng tăng
Ngày cập nhật: 20/09/2012 - 13:25:39 PM
"Xu hướng ngày càng thích ăn thịt, khẩu phần thịt trong bữa ăn tăng vọt trong khi lượng cá ăn vào tăng rất ít là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân của người Việt hiện nay", các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cảnh báo.
Ngày càng nhiều người béo phì
Ngày 19/9/2012, tại hội thảo Xây dựng các Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2011 - 2020, Tiến sỹ Lê Danh Tuyên, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài việc đối mặt với tình trạng SDD trẻ em thì hiện nay, vấn đề thừa cân, béo phì ở lứa tuổi này cũng khiến các nhà dinh dưỡng đau đầu.
Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi quá mức 5% (trong đó béo phì là 2,8%) - mức đặt ra khống chế trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010. Ở các vùng thành thị, tỉ lệ này còn cao hơn, với mức trung bình là 6,5%.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, trước kia chủ yếu chỉ người trưởng thành trên 40 tuổi bị thừa cân thì nay trẻ bị nhiều hơn, tăng nhanh hơn trước (tăng 85% so với 1 thập kỷ trước). Hiện khoảng 1/4 trẻ tiểu học tại TPHCM đang bị thừa cân béo phì.
Bà Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết, ước tính hiện cả nước có khoảng 460.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì. Tỷ lệ này gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở TPHCM và Hà Nội. Không chỉ trẻ thành phố và cả trẻ nông thôn cũng bị thừa cân. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư...
Không chỉ ở trẻ em, mà nhóm từ 5-60 tuổi, tình trạng béo phì cũng rất cao. Cụ thể, năm 2010, thừa cân ở nam giới lứa tuổi 54-59 chiếm tới 7,8%, còn nữ là 10,7%.
Nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng có tới 8,2% người có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong 10 năm, từ năm 2000 - 2010, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng chỉ giảm rất chậm (6,5%) thì tỷ lệ thai phụ quá khổ lại tăng hơn gấp đôi (lên 6,4%).
Ăn nhiều thịt - “vết xe đổ” của các nước phương Tây
Xu hướng bữa ăn truyền thống người Việt ngày càng thay đổi. Trước chúng ta ăn gạo, ăn rau là chính thì hiện nay tiêu thụ các loại thịt, cá tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt vì cơ cấu bữa ăn như vậy cung cấp được các loại protein cần thiết, chất khoáng trong các loại thịt cá cho cơ thể. Tuy nhiên, tại một số vùng, nhất là các vùng thành phố, mức tiêu thụ thịt tăng quá mức, đặc biệt là xu hướng xuất hiện loại thức ăn nhanh, xu hướng ăn nhiều thực phẩm chất béo.
Theo TS Lê Doanh Tuyên, lượng thịt người Việt dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, lượng cá tăng lên không nhiều trong khẩu phần ăn. Cụ thể, giai đoạn 1091 - 1985, lượng thịt tiêu thụ một ngày là 11,1g, năm 2000 đã tăng gần 5 lần và đến năm 2010 là tăng gần 8 lần. Trong khi đó, lượng cá mỗi ngưởi tiêu thụ trong giai đoạn 1981 - 1985 là 35 gram/ngày lại chỉ tăng rất chậm (45,5g/người/ngày năm 2000 và đến 2010 tăng chưa được gấp đôi).
So với thế giới, mức tiêu thụ thịt của Việt Nam còn thấp, trung bình hơn 30kg/năm, trong khi ở Trung Quốc là 54,2kg, Mỹ là 84kg, Australia là 109,9kg. Những nước có mức tiêu thụ thịt cao này đều có tỉ lệ dân số béo phì đến mức báo động. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc có mức tiêu thụ thịt rất thấp, họ ăn nhiều cá. Như tại Nhật, trung bình mỗi năm một người chỉ tiêu thụ khoảng 26,9kg thịt.
“Hiện chúng ta đang ở ngưỡng bước vào giai đoạn tăng nhanh tỉ lệ người thừa cân, béo phì. Những nhà khoa học thế giới ở các nước có tình trạng béo phì nhiều khi làm việc với Việt Nam đều cảnh báo cần tránh "vết xe đổ" này. Chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp về kinh tế, bữa ăn thay đổi. Các nước này cũng đã từng như vậy. Và việc thiếu kiểm soát đã dẫn đến tỉ lệ béo phì tăng vọt, không thể khắc phục được như Mỹ, Trung Quốc…", TS Tuyên nói.
Ông Tuyên khẳng định không nói toàn bộ người dân Việt ăn nhiều thịt vì có nhiều vùng còn thiếu nhưng quả thực mà một bộ phận dân chúng thành phố tiêu thịt cao hơn. Để chặn trước nguy cơ, theo ông Tuyên, tấm gương thành công trong việc khống chế số lượng thịt trong bữa ăn của người Nhật Bản, Hàn Quốc… đặc biệt giá trị. Khống chế mức thịt vừa phải sẽ giúp giảm béo phì, từ đó phòng chống được một loạt bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch...
Hồng Hải
Theo Dân Trí
S/28
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân em có nguy cơ bị béo phì?
Nguyên nhân gây bệnh béo phì:
Ăn quá nhiều
Ít vận động
mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.
Muốn phòng bệnh béo phì cần:
Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Bà lợi dụng cháu béo phì để kiếm tiền
Thứ Sáu, 15/10/2010, 09:36 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Béo phì nặng, không được gần mẹ, bà bắt đi bán vé số để sống… là những khổ đau mà Châu Hùng Nhẫn (16 tuổi, ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM) phải gánh chịu hơn 10 năm nay.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Đau nhức vì nặng gần 120 kg!
Nhìn em trai thấp lùn nhưng béo phì bất thường đang khó nhọc lê từng bước chân nặng trịch bán vé số gần cầu Ông Lãnh (quận 1), tôi tấp vào mua giúp. Ngồi bệt trước căn nhà ven đường, em mệt mỏi thở dốc, lấy bình nước trong giỏ ra uống. Một bà đi theo sau, xưng là ngoại, tên Nguyễn Thị Em, 73 tuổi. Bà Em cho biết em trai tên là Châu Vinh Sang, năm nay 12 tuổi. “Sang mất cha lúc ba tuổi, mẹ thì làm thuê tuốt Phan Thiết (Bình Thuận), vài năm mới về thăm con một lần” - bà Em kể lại.
Bà Em cho biết lúc mới sinh Sang vẫn bình thường. Được năm tuổi Sang phát phì, người ngày càng mập. Cách đây ba năm, Sang có vào BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) để chữa bệnh. “Do bệnh viện không tìm ra nguyên nhân căn bệnh, lại gây đau đớn cho Sang khi điều trị nên tôi xin Sang về” - bà Em nói.
Bà Em cho biết để có tiền sinh sống, hằng ngày bà và Sang phải bán vé số. Thấy thân hình quá cỡ của Sang nên nhiều người thương, vừa mua giúp vừa tặng tiền, hoặc cho thức ăn. “Hiện giờ Sang gần 120 kg, đi chừng mười thước phải ngồi nghỉ, luôn than đau nhức” - bà Em nói.
ngồi nghỉ lấy sức để đi bán vé số tiếp
Nghỉ ngơi độ 10 phút, Sang tiếp tục bán vé số. Do thân hình quá béo, ngực xệ xuống bụng, tay chân ngắn củn lộ từng ngấn thịt nên phải có người đỡ hoặc chống gậy Sang mới đứng lên được. Nhìn dáng đi chậm chạp, khó nhọc của Sang, không ai không thương cảm.
Bị mẹ… bỏ rơi!
Chúng tôi tìm đến tổ 14, khu phố 7, thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè), nơi bà Em và Sang trú ngụ để hiểu rõ thêm cuộc sống đáng thương của hai bà cháu. Thật bất ngờ, những người láng giềng cho biết em không phải tên Sang mà là Châu Hùng Nhẫn, 16 tuổi. Bất ngờ hơn, chúng tôi được chính quyền địa phương thông tin mẹ của Nhẫn không phải làm thuê ở Phan Thiết như lời bà Em nói mà đang tạm trú tại ấp 1, xã Phú Xuân (Nhà Bè), tên là T. (vì lý do tế nhị, chúng tôi xin phép viết tắt tên). Thấy có điều ẩn khuất, chúng tôi quyết định làm rõ.
Tiếp xúc với chúng tôi, bà T. một hai không thừa nhận Nhẫn là con ruột mình mà chỉ là họ hàng xa với bà Em. Tuy nhiên, trước những chứng cứ rõ ràng từ chính bà Em cung cấp, bà T. đã thừa nhận. Bà T. phân trần: “Cha Nhẫn là người Đài Loan, sau khi sinh Nhẫn thì ông ta bỏ về nước. Sau đó tui có chồng. Vì không muốn nhà chồng biết quá khứ nên tui chuyển về đây sinh sống (huyện Nhà Bè). Tui và mẹ dặn Nhẫn có ai hỏi tui ở đâu thì trả lời đang làm thuê ngoài Phan Thiết”.
Sự vô cảm đáng trách
Nỗi đau của Nhẫn không chỉ dừng lại ở trọng lượng cơ thể 120 kg và sự lạnh nhạt của mẹ, thờ ơ của bà. Nhẫn thổn thức: “Đang học lớp 1, vì người ngày càng mập, lại bị bạn bè trêu chọc nên con nghỉ học. Lúc này mẹ đã chuyển chỗ ở khác. Để có tiền sinh sống, con và ngoại đi bán vé số. Vì thương tấm thân nặng nề của con nên nhiều người mua và cho thêm tiền. Con thèm được gọi tiếng mẹ, ôm hôn mẹ. Nhưng vì ngoại và mẹ cấm nên con không dám…”.
Nhẫn cho biết cách đây ba năm, thông qua một tổ chức từ thiện, em được đưa vào BV Nhi đồng 1 điều trị béo phì. Chữa trị không lâu thì bà Em bảo về, do vậy Nhẫn ngày càng phì nộn, đi đứng khó khăn, luôn mỏi mệt. “Con muốn trị hết bệnh để thân hình được bình thường, không đau nhức. Nhưng ngoại dặn nếu ai muốn giúp con trị bệnh thì trả lời không có bệnh nên không chữa, chỉ cần cho tiền để sửa lại căn nhà” - Nhẫn khóc nấc.
Khi chúng tôi và chính quyền địa phương đặt vấn đề đưa Nhẫn vào bệnh viện điều trị dưới sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện thì bà T. - mẹ Nhẫn lạnh lùng: “Nó từ lâu sống với ngoại thì ngoại quyết định, tôi không ý kiến”. Ngay lập tức, bà Em lên tiếng: “Nó mập giống cha nó chứ có bệnh tình gì mà chữa trị. Nó phải đi bán vé số để có tiền sinh sống, sửa nhà!”.
Mọi người lắc đầu, nhìn quanh. Căn nhà tình thương được xây chỉ mới ba năm vẫn còn chắc chắn, không xiêu vẹo, chẳng dột nát. Đồ dùng sinh hoạt trong nhà hầu như có đủ…
Nguyên nhân gây bệnh béo phì:
Ăn quá nhiều
Ít vận động
mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.
Muốn phòng bệnh béo phì cần:
Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Lựa chọn chữ cái trước đáp án đúng:
1. Nếu thiếu chất đạm, trẻ em sẽ bị:
a. còi xương
b. suy dinh dưỡng
c. mù lòa
b. suy dinh dưỡng
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Lựa chọn chữ cái trước đáp án đúng:
2. Nếu thiếu i-ốt, cơ thể sẽ bị:
a. còi xương
b. suy dinh dưỡng
c. kém thông minh, dễ bị bướu cổ
c. kém thông minh, dễ bị bướu cổ
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Lựa chọn chữ cái trước đáp án đúng:
3. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, thì phải:
a. Điều chỉnh thức ăn cho hợp lí.
b. Đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám và chữa trị.
c. Cả hai ý trên.
c. Cả hai ý trên
b
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
S/28
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
PHIẾU THẢO LUẬN
1. Dấu hiệu nào sau đây không phải là béo phì đối với trẻ em?
Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
Mặt với hai má phúng phính.
Bị hụt hơi khi gắng sức.
2. Người bị béo phì thường hay:
Khó chịu về mùa hè.
Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân.
Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân.
Tất cả những ý trên.
3. Người bị béo phì thường có biểu hiện:
Chậm chạp.
Ngại vận động.
Chóng mệt mỏi khi lao động.
Tất cả những ý trên.
S/28
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Kết luận:
Người Việt bị béo phì ngày càng tăng
Ngày cập nhật: 20/09/2012 - 13:25:39 PM
"Xu hướng ngày càng thích ăn thịt, khẩu phần thịt trong bữa ăn tăng vọt trong khi lượng cá ăn vào tăng rất ít là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân của người Việt hiện nay", các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cảnh báo.
Ngày càng nhiều người béo phì
Ngày 19/9/2012, tại hội thảo Xây dựng các Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2011 - 2020, Tiến sỹ Lê Danh Tuyên, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài việc đối mặt với tình trạng SDD trẻ em thì hiện nay, vấn đề thừa cân, béo phì ở lứa tuổi này cũng khiến các nhà dinh dưỡng đau đầu.
Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi quá mức 5% (trong đó béo phì là 2,8%) - mức đặt ra khống chế trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010. Ở các vùng thành thị, tỉ lệ này còn cao hơn, với mức trung bình là 6,5%.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, trước kia chủ yếu chỉ người trưởng thành trên 40 tuổi bị thừa cân thì nay trẻ bị nhiều hơn, tăng nhanh hơn trước (tăng 85% so với 1 thập kỷ trước). Hiện khoảng 1/4 trẻ tiểu học tại TPHCM đang bị thừa cân béo phì.
Bà Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết, ước tính hiện cả nước có khoảng 460.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì. Tỷ lệ này gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở TPHCM và Hà Nội. Không chỉ trẻ thành phố và cả trẻ nông thôn cũng bị thừa cân. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư...
Không chỉ ở trẻ em, mà nhóm từ 5-60 tuổi, tình trạng béo phì cũng rất cao. Cụ thể, năm 2010, thừa cân ở nam giới lứa tuổi 54-59 chiếm tới 7,8%, còn nữ là 10,7%.
Nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng có tới 8,2% người có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong 10 năm, từ năm 2000 - 2010, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng chỉ giảm rất chậm (6,5%) thì tỷ lệ thai phụ quá khổ lại tăng hơn gấp đôi (lên 6,4%).
Ăn nhiều thịt - “vết xe đổ” của các nước phương Tây
Xu hướng bữa ăn truyền thống người Việt ngày càng thay đổi. Trước chúng ta ăn gạo, ăn rau là chính thì hiện nay tiêu thụ các loại thịt, cá tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt vì cơ cấu bữa ăn như vậy cung cấp được các loại protein cần thiết, chất khoáng trong các loại thịt cá cho cơ thể. Tuy nhiên, tại một số vùng, nhất là các vùng thành phố, mức tiêu thụ thịt tăng quá mức, đặc biệt là xu hướng xuất hiện loại thức ăn nhanh, xu hướng ăn nhiều thực phẩm chất béo.
Theo TS Lê Doanh Tuyên, lượng thịt người Việt dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, lượng cá tăng lên không nhiều trong khẩu phần ăn. Cụ thể, giai đoạn 1091 - 1985, lượng thịt tiêu thụ một ngày là 11,1g, năm 2000 đã tăng gần 5 lần và đến năm 2010 là tăng gần 8 lần. Trong khi đó, lượng cá mỗi ngưởi tiêu thụ trong giai đoạn 1981 - 1985 là 35 gram/ngày lại chỉ tăng rất chậm (45,5g/người/ngày năm 2000 và đến 2010 tăng chưa được gấp đôi).
So với thế giới, mức tiêu thụ thịt của Việt Nam còn thấp, trung bình hơn 30kg/năm, trong khi ở Trung Quốc là 54,2kg, Mỹ là 84kg, Australia là 109,9kg. Những nước có mức tiêu thụ thịt cao này đều có tỉ lệ dân số béo phì đến mức báo động. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc có mức tiêu thụ thịt rất thấp, họ ăn nhiều cá. Như tại Nhật, trung bình mỗi năm một người chỉ tiêu thụ khoảng 26,9kg thịt.
“Hiện chúng ta đang ở ngưỡng bước vào giai đoạn tăng nhanh tỉ lệ người thừa cân, béo phì. Những nhà khoa học thế giới ở các nước có tình trạng béo phì nhiều khi làm việc với Việt Nam đều cảnh báo cần tránh "vết xe đổ" này. Chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp về kinh tế, bữa ăn thay đổi. Các nước này cũng đã từng như vậy. Và việc thiếu kiểm soát đã dẫn đến tỉ lệ béo phì tăng vọt, không thể khắc phục được như Mỹ, Trung Quốc…", TS Tuyên nói.
Ông Tuyên khẳng định không nói toàn bộ người dân Việt ăn nhiều thịt vì có nhiều vùng còn thiếu nhưng quả thực mà một bộ phận dân chúng thành phố tiêu thịt cao hơn. Để chặn trước nguy cơ, theo ông Tuyên, tấm gương thành công trong việc khống chế số lượng thịt trong bữa ăn của người Nhật Bản, Hàn Quốc… đặc biệt giá trị. Khống chế mức thịt vừa phải sẽ giúp giảm béo phì, từ đó phòng chống được một loạt bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch...
Hồng Hải
Theo Dân Trí
S/28
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân em có nguy cơ bị béo phì?
Nguyên nhân gây bệnh béo phì:
Ăn quá nhiều
Ít vận động
mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.
Muốn phòng bệnh béo phì cần:
Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
Bà lợi dụng cháu béo phì để kiếm tiền
Thứ Sáu, 15/10/2010, 09:36 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Béo phì nặng, không được gần mẹ, bà bắt đi bán vé số để sống… là những khổ đau mà Châu Hùng Nhẫn (16 tuổi, ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM) phải gánh chịu hơn 10 năm nay.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Đau nhức vì nặng gần 120 kg!
Nhìn em trai thấp lùn nhưng béo phì bất thường đang khó nhọc lê từng bước chân nặng trịch bán vé số gần cầu Ông Lãnh (quận 1), tôi tấp vào mua giúp. Ngồi bệt trước căn nhà ven đường, em mệt mỏi thở dốc, lấy bình nước trong giỏ ra uống. Một bà đi theo sau, xưng là ngoại, tên Nguyễn Thị Em, 73 tuổi. Bà Em cho biết em trai tên là Châu Vinh Sang, năm nay 12 tuổi. “Sang mất cha lúc ba tuổi, mẹ thì làm thuê tuốt Phan Thiết (Bình Thuận), vài năm mới về thăm con một lần” - bà Em kể lại.
Bà Em cho biết lúc mới sinh Sang vẫn bình thường. Được năm tuổi Sang phát phì, người ngày càng mập. Cách đây ba năm, Sang có vào BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) để chữa bệnh. “Do bệnh viện không tìm ra nguyên nhân căn bệnh, lại gây đau đớn cho Sang khi điều trị nên tôi xin Sang về” - bà Em nói.
Bà Em cho biết để có tiền sinh sống, hằng ngày bà và Sang phải bán vé số. Thấy thân hình quá cỡ của Sang nên nhiều người thương, vừa mua giúp vừa tặng tiền, hoặc cho thức ăn. “Hiện giờ Sang gần 120 kg, đi chừng mười thước phải ngồi nghỉ, luôn than đau nhức” - bà Em nói.
ngồi nghỉ lấy sức để đi bán vé số tiếp
Nghỉ ngơi độ 10 phút, Sang tiếp tục bán vé số. Do thân hình quá béo, ngực xệ xuống bụng, tay chân ngắn củn lộ từng ngấn thịt nên phải có người đỡ hoặc chống gậy Sang mới đứng lên được. Nhìn dáng đi chậm chạp, khó nhọc của Sang, không ai không thương cảm.
Bị mẹ… bỏ rơi!
Chúng tôi tìm đến tổ 14, khu phố 7, thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè), nơi bà Em và Sang trú ngụ để hiểu rõ thêm cuộc sống đáng thương của hai bà cháu. Thật bất ngờ, những người láng giềng cho biết em không phải tên Sang mà là Châu Hùng Nhẫn, 16 tuổi. Bất ngờ hơn, chúng tôi được chính quyền địa phương thông tin mẹ của Nhẫn không phải làm thuê ở Phan Thiết như lời bà Em nói mà đang tạm trú tại ấp 1, xã Phú Xuân (Nhà Bè), tên là T. (vì lý do tế nhị, chúng tôi xin phép viết tắt tên). Thấy có điều ẩn khuất, chúng tôi quyết định làm rõ.
Tiếp xúc với chúng tôi, bà T. một hai không thừa nhận Nhẫn là con ruột mình mà chỉ là họ hàng xa với bà Em. Tuy nhiên, trước những chứng cứ rõ ràng từ chính bà Em cung cấp, bà T. đã thừa nhận. Bà T. phân trần: “Cha Nhẫn là người Đài Loan, sau khi sinh Nhẫn thì ông ta bỏ về nước. Sau đó tui có chồng. Vì không muốn nhà chồng biết quá khứ nên tui chuyển về đây sinh sống (huyện Nhà Bè). Tui và mẹ dặn Nhẫn có ai hỏi tui ở đâu thì trả lời đang làm thuê ngoài Phan Thiết”.
Sự vô cảm đáng trách
Nỗi đau của Nhẫn không chỉ dừng lại ở trọng lượng cơ thể 120 kg và sự lạnh nhạt của mẹ, thờ ơ của bà. Nhẫn thổn thức: “Đang học lớp 1, vì người ngày càng mập, lại bị bạn bè trêu chọc nên con nghỉ học. Lúc này mẹ đã chuyển chỗ ở khác. Để có tiền sinh sống, con và ngoại đi bán vé số. Vì thương tấm thân nặng nề của con nên nhiều người mua và cho thêm tiền. Con thèm được gọi tiếng mẹ, ôm hôn mẹ. Nhưng vì ngoại và mẹ cấm nên con không dám…”.
Nhẫn cho biết cách đây ba năm, thông qua một tổ chức từ thiện, em được đưa vào BV Nhi đồng 1 điều trị béo phì. Chữa trị không lâu thì bà Em bảo về, do vậy Nhẫn ngày càng phì nộn, đi đứng khó khăn, luôn mỏi mệt. “Con muốn trị hết bệnh để thân hình được bình thường, không đau nhức. Nhưng ngoại dặn nếu ai muốn giúp con trị bệnh thì trả lời không có bệnh nên không chữa, chỉ cần cho tiền để sửa lại căn nhà” - Nhẫn khóc nấc.
Khi chúng tôi và chính quyền địa phương đặt vấn đề đưa Nhẫn vào bệnh viện điều trị dưới sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện thì bà T. - mẹ Nhẫn lạnh lùng: “Nó từ lâu sống với ngoại thì ngoại quyết định, tôi không ý kiến”. Ngay lập tức, bà Em lên tiếng: “Nó mập giống cha nó chứ có bệnh tình gì mà chữa trị. Nó phải đi bán vé số để có tiền sinh sống, sửa nhà!”.
Mọi người lắc đầu, nhìn quanh. Căn nhà tình thương được xây chỉ mới ba năm vẫn còn chắc chắn, không xiêu vẹo, chẳng dột nát. Đồ dùng sinh hoạt trong nhà hầu như có đủ…
Nguyên nhân gây bệnh béo phì:
Ăn quá nhiều
Ít vận động
mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.
Muốn phòng bệnh béo phì cần:
Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Thức
Dung lượng: 3,64MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)