Bài 13. Ôn tập truyện dân gian

Chia sẻ bởi Thảo My | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Ôn tập truyện dân gian thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

BÀI 13
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN.
Câu 4:Trao đổi ý kiến ở lớp:Từ các định nghĩa và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.
Trả lời:
I.TRUYỀN THUYẾT:
+Nội dung chính:Kể về các nhân vật,sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+Nghệ thuật nổi bật:Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
+ý nghĩa:Giải thích cội nguồn, ca ngợi lịch sử.
II.CỔ TÍCH:
+Nội dung chính:Kể về cuộc đời của mộtsố kiểu nhân vật quen thuộc.
+Nghệ thuật nổi bật:Có nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường.
+Ý nghĩa:Chứng minh chân lý của người Việt Nam chúng ta là” ở hiền gặp lành ‘.
III.NGỤ NGÔN:
+Nội dung chính:Mượn truyện loài vật,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo về con người.
+Nghệ thuật nổi bật:Lời nói ẩn dụ,hình ảnh ẩn dụ.
+ý nghĩa:Khuyên nhủ,răn dạy con người.
IV.TRUYỆN CƯỜI.
+Nội dung chính:Kể về những hiện tượng để tự phơi bày ra.
+Nghệ thuật nổi bật:Phóng đại yếu tố gây cười.
+ý nghĩa:Gây cười,mua vui,phê phán những thói hư,tật xấu trong xã hội.
Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI!!
Câu 6:Tham gia hoạt động ngoại khóa của lớp,trường với các nội dung sau:
−Thi kể lại truyện dân gian (đã học hoặc đã đọc).
−Diễn kịch (kịch bản được chuyển thể từ truyện dân gian).
−Vẽ tranh,làm thơ,sáng tác truyện dựa vào truyện dân gian,nếu có thể.
Vẽ tranh
Thơ Ca
Truyện cười
Mời cô và các bạn cùng xem tranh của nhóm chúng em!!
Chuyện cổ nước mình!
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng,trắng cơn mưa
Con sông chảy có răng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng,rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình,đa mang
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì?
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà cái tích trầu cau
Miệng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyến dời xa xôi
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
BÀ BANH HẾT CẢ LINH THIÊNG.
Hồi ấy,gần xứ Quỳnh ở,có một pho tượng đá rất kỳ lạ,trần truồng đứng giữa đồng,miệng tủm tỉm cười,tay trỏ xuống chỗ kín,gọi là tượng bà Banh.

Pho tượng kỳ cục vậy nhưng linh lắm,ai đi qua trông thấy,nhếch mép cười thì không xếch mồm cũng méo miệng.Đồn rằng đó là chỗ người Tàu giấu của,thiêng lắm.Quỳnh nghe đồn,đi xem.Đến nơi thấy tượng trần truồng mà chân lại đi giày,cổ đeo hạt.Quỳnh không cười không nói,cầm bút đề ngay vào ngực tượng một bài thơ nôm rằng:

Khen ai đẽo đá tạc nên thầy!
Khéo đứng ru mà đứng ngoài đây?
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt.
Dưới chân đứng chéo một đôi giày,
Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu,
Hay là bốc gạo thử thanh thầy?
Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa,
Phô phang chi ở đám quân này.

Quỳnh đề thơ xong,bỏ đi.Tượng đá bỗng toát mồ hôi ra,từ đó mất thiêng.
HẾT BÀI!
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thảo My
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)