Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 10/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 13
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI(1918-1939
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
- Diện tích: 9.629.000 km2. (Thứ 3 TG)
- Dân số: 303.026.362 ng.(2/10/07-Thứ 3 TG)
- Thủ đô: Oa-sin-tơn DC (Washington DC)
- GDP:14.063 tỉ USD (Thứ nhất TG-2007)
- GDP/người: 41.557 USD (Thứ 7 TG-2005)
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ HOA KÌ
I - NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929
1, Tình hình kinh tế
Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?
Sau chiến tranh Mĩ có nhiều lợi thế(thắng trận, chủ nợ lớn nhất,ứng dụng KH-KT).Mĩ bước vào thời kì phồn vinh.
- Biểu hiện
Những biểu hiện về sự phát triển nền Ktế Mĩ
+ Từ năm 1923-1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%
+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô,thép, dầu hỏa…
+ Năm 1929 nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới
- Tuy nhiên không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
2, Tình hình chính trị-xã hội
Tình hình chính trị-xã hội của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào?
+ Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp tư tưởng tiến bộ
+ Những người lao động thường xuyên đối mặt với thất nghiệp
+ Phong trào công nhân đấu tranh diễn ra sôi nổi.
+Tháng 5/1921 Đảng cộng sản Mĩ thành lập
II- NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
1,Cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) ở Mĩ
a, Nguyên nhân khủng hoảng
Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ ?
Do sản xuất ồ ạt,chạy theo lợi nhuận.Cung vượt quá xa cầu vì vậy dẫn đến khủng hoảng thừa
Khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929,đến năm 1933.
b, Hậu quả:
Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ ?
- Về kinh tế:
+ Khủng hoảng diễn ra hết sức trầm trọng, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
+ Năm 1932 SL công nghiệp còn 53,8% so với 1929. 11,5 vạn công ti thương nghiệp,58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng đóng cửa…
Về xã hội:
+ Mâu thuẫn xã hội gia tăng
+ Nạn thất nghiệp
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ
2,CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TỔNG THỐNG MĨ RU-DƠ-VEN
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Trình bày mục đích của chính sách mới ?
Nhóm 2: Trình bày nội dung của chính sách mới ?
Nhóm 3: Trình bày kết quả của chính sách mới ?
Nhóm : Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ ?
Trình bày những điểm cơ bản trong chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven ?
+ Mục đích: Tổng thống Mĩ Rudơven ban hành nhằm cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đói, lập lại sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng.
+ Nội dung: Chính sách này được thể hiện ở các đạo luật về ngân hàng,điều chỉnh nông nghiệp Phục hưng công nghiệp…Trong đó đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
2,CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TỔNG THỐNG MĨ RU-DƠ-VEN
Kết quả
Trình bày kết quả chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven ?
Chính sách mới đã làm cho Mĩ thích nghi với điều kiện sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933
Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp,tạo thêm nhiều việc làm mới
Khôi phục sản xuất,xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Về đối ngoại:
Trình bày chính sách đối ngoại của tổng thống Ru-dơ-ven ?
+ Đề ra chính sách “láng giềng thân thiện”,nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ La tinh
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
+ Đối với quan hệ quốc tế,thông qua đạo luật giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài, chính sách này góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít gây chiến tranh thế giới.
Xin ch�o v� h?n g?p l?i
Chính sách láng giềng thân thiện: chính sách đối ngoại do tổng thống Rudơven nêu ra năm 1933 nhằm tăng cường ảnh hưởng của Mĩ ở Tây bán cầu. Với chính sách này, Mĩ tạm thời chuyển từ sự can thiệp thô bạo bằng vũ lực sang những biện pháp mềm dẻo, khôn khéo hơn, gạt được những đối thủ cạnh tranh như Đức, Italia, Nhật ra khỏi Mĩ Latinh
Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933: cuộc khủng hoảng có qui mô lớn nhất và mức độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử nền kinh tế tư bản thế giới. Khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mĩ (tháng 10 năm 1929), sau đó lan nhanh chóng ra tất cả các nước tư bản và kéo dài đến giữa năm 1933. Mức sản xuất của toàn thế giới giảm sút 42%, trong đó mức sản xuất tư liệu sản xuất giảm 53% công nhân thất nghiệp lên tới 53 triệu người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)