Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Ngọc Linh | Ngày 10/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 13:
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Lê Ngọc Linh
Phan Nguyễn Cao Sang
2
 MỞ ĐẦU…
_Trong những năm 1918 - 1929, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính:

+Từ sự phồn vinh của nền kinh tế trong thập niên 20 (ngay sau chiến tranh) đến khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929 - 1933.

+Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
3
Bản đồ vị trí nước Mĩ
Dựa vào kiến thức địa lí bạn hãy cho biết vị trí của nước Mĩ trên bản đồ?
Là quốc gia nằm ở phía bắc Châu Mĩ, có một vị trí chiến lược quan trọng:
Diện tích: 9.629.091 km2 .
Dân số: 280.562.489 triệu người (2002) .
Mĩ có 50 bang và quận Cô-lôm-bi-a.
4
_Mặc dù Mĩ tham chiến, nhưng trong giai đoạn đầu của chiến tranh Mĩ giữ thái độ trung lập, buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến, thu nhiều lợi nhuận.
_Trong khi đó các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ.
I– NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1929

1. Tình hình kinh tế:
Câu hỏi 2:
Theo các bạn, nước Mĩ có lợi thế gì sau chiến tranh?
_Mĩ trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán dẫn
đến Hòa ước Véc-xai, có ưu thế lớn của một nước thắng trận.
_Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.
Các cường quốc châu Âu bị suy yếu bởi chiến tranh.
_Trong chiến tranh, Mĩ thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán
vũ khí và hàng hóa.
_Mĩ chú trọng áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ
thuật, sử dụng phương pháp quản lí tiên tiến, mở rộng quy
mô và chuyên môn hóa sản xuất.
_Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới
(chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới).
_Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918 ) đã tạo cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
 Câu hỏi 3:
Bạn hãy nêu 1 số thành tựu mà Mỹ đạt được trong thập niên 20 của thế kỉ XX ?
1923-1929: sản lượng công nghiệp tăng 69%.
1928: sản lượng công nghiệp chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
_ Đứng đầu thế giới :ô tô, thép, dầu hỏa.
1929: nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới.
_ Trở thành chủ nợ của thế giới.
Phát triển mạnh mẽ
Đập Norris
Câu hỏi 4:
Quan sát và cho biết bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928 phản ánh ngành công nghiệp ô tô Mĩ như thế nào?

Trả lời: _Ngành công nghiệp chế tạo ô tô chính là biểu trưng cho sự phát triển phồn vinh của kinh tế Mĩ trong thập niên XX ---> kéo theo sự tăng trưởng của các ngành sản xuất khác: luyện kim, chế biến cao su, sản xuất vật liệu.
_Trình độ phát triển cao của khoa học- kĩ thuật.

CÂU HỎI MỞ RỘNG:
Tại sao công nghiệp chế tạo ô tô được chọn làm biểu trưng cho sự phát triển phồn vinh của kinh tế Mĩ trong thập niên 20?
TRẢ LỜI:
- Đó là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
- Sự phát triển của nó kéo theo sự tăng trưởng của các ngành sản xuất khác: luyện kim, chế biến cao su, sản xuất vật liệu, xăng dầu, xây dựng đường sá, cầu cống…
Công nhân xây dựng những tòa nhà cao ốc, phản ánh điều gì?
Trình độ phát triển cao của khoa học- kĩ thuật
Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ
11/6/2010
NƯỚC MĨ - HAI THẾ CHIẾN
8
_Nhưng bên cạnh nhiều thành tựu to lớn thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro.
_Ngay trong thời kỳ phồn thịnh nền kinh tế được coi là đứng đầu thế giới Mĩ vẫn bộc lộ những hạn chế:
+ Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 % trên 80% công suất thực dùng vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra. Thời kỳ 1922 - 1927 có những tháng số người thất nghiệp lên tới 3,4 triệu người.
+ Công cuộc công nghiệp hóa ở Mĩ theo phương châm của “chủ nghĩa tự do thái quá”
 sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu. Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
 Đó chính là nguyên nhân gián tiếp và quan trọng dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Câu hỏi 5:
Những mặt hạn chế đó là gì ?
NHẬN XÉT: _Mặc dù còn nhiều sai sót, hạn chế nhưng ta có thể thấy rằng:
+ Kinh tế Mĩ tăng trưởng ở mức độ cao.
+ Thực lực kinh tế của Mĩ rất mạnh hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu.
+ Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số I của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.
Câu hỏi 6:
Cuối cùng , bạn hãy rút ra lời nhận xét về kinh tế Mỹ
giai đoạn 1918-1929 :
11/6/2010
NƯỚC MĨ - HAI THẾ CHIẾN
10
Câu hỏi 8:
Nước Mĩ lúc bấy giờ được chia thành mấy đảng ?. Kể tên…
ĐẢNG CỘNG HÒA
*Đảng Cộng hòa được thiết lập vào năm 1854 bởi một tập hợp của các thành viên trước đây của Whigs, Dân chủ Democrats miền Bắc, và Free-Soilers là những người chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ và có một phương hướng hiện đại hóa Hoa Kỳ.
*Đảng này khởi đầu đóng tại phía Đông Bắc và Trung Tây, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã chuyển về miền Tây trong lục địa, và đặc biệt là phía Nam. Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, Đảng Cộng hòa đã được thấy là bảo thủ hơn về mặt xã hội và tự do hơn về mặt kinh tế khi so sánh hai đảng chính.
*Đảng Dân chủ, giữ nguyên nguồn gốc của mình đến thời Thomas Jeffersonvào đầu thập niên 1790, là đảng chính trị lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là một trong số các chính đảng lâu đời nhất thế giới.
*Là một trong hai chính đảng quan trọng tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ, từ năm 1896, có khuynh hướng tự do hơn Đảng Cộng hòa
ĐẢNG DÂN CHỦ
 Câu hỏi 7:
Trong bối cảnh nền kinh tế phồn vinh như vậy tình hình chính trị - xã hội Mĩ như thế nào ?

Đảng Cộng hòa nắm quyềntrong 20 năm đầu TK XX:

- Ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.
Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên đấu tranh.
- Ở Mĩ, khoảng cách giàu-nghèo rất lớn, sự giàu có của nước Mĩ không phải chia sẽ cho tất cả mọi người.
- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi.
----> Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập ( ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế).
2./ Tình hình xã hội:
Điều kiện làm việc tồi tệ

Đời sống cực khổ, sống trong những căn nhà ổ chuột
11/6/2010
NƯỚC MĨ - HAI THẾ CHIẾN
15
II- NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939.
1- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939).
Trả lời: Do: Chủ nghĩa tự do thái quá trong phát triển kinh tế, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận đã dẫn tới tình trạng “cung vượt quá xa cầu”. khủng hoảng kinh tế thừa để bùng nổ ở Mĩ.  Mĩ trở thành nước khởi đầu mốc khủng hoảng với mức độ trầm trọng.
Câu hỏi 9:
Nguyên nhân dẫn dến khủng hoảng KT( 1929-1933)? Tính chất cuộc khủng hoảng ?
Câu hỏi 10:
Dựa vào sách giáo khoa, bạn hãy trình bày ngắn gọn diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939) ở Mĩ.
*Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ngày 29 – 10 – 1929, thị trường chứng khoán New York khủng hoảng trầm trọng: giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.
Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.Hàng triệu người thất nghiệp. Công chức, giáo viên không được trả lương.
Nhà nước không thu được thuế.
 Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
HÀNG DÀI NGƯỜI THẤT NGHIỆP CẦN GIÚP ĐỠ
29/10/1929, thị trường chứng khoán Niu Oóc tan vỡ
Hỗn loạn ở ngân hàng
Đám người thất nghiệp đứng bên ngoài một ngân hàng ở bang I-li-nôi năm 1939
Những người thất nghiệp nằm vạ vật trong công viên ở bang Mi-nét-so-ta năm 1939
Hai người đàn ông lầm lũi cuốc bộ về thành phố Lốt- An-giơ-lét năm 1937. Bên đường là tấm biển, ghi chữ: "Lần sau, hãy lên tàu".
Dòng người đứng chờ phát khẩu phần ăn ở thành phố Lu-ít-vai, bang Ken túc-ky, năm 1937.
Một người đàn ông mang đồ nhà ra bán trên đường phố Niu Oóc
năm 1933
Ông bố và hai con đứng ở bên ngoài nông trại hoang tàn của họ ở Tulsa, bang Ô-la-hô-ma, năm 1936. Nông dân Mỹ thời kỳ đó đối mặt với mất mùa liên tiếp
Hàng người đứng chờ xin việc ở Ca-li-phóoc-ni-a.
Nhà cửa xác xơ sau
cơn lốc xoáy năm 1936 ở bang Gioóc-gi-a.
Câu hỏi 11:
@ Bạn hãy cho biết hậu quả của cuộc khủng hoảng tác động như thế nào đến nền kinh tế nước Mĩ ?
@ Gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào?
TRẢ LỜI: Năm 1932, đỉnh cao của khủng hoảng kinh tế:
+ sản lượng công nghiệp chỉ còn 58,5% ( so với năm 1929).
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản: 11,5 vạn công ti thương nghiệp; 58 công ti đường sắt bị phá sản; 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa ( chiếm 40%); khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản…
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang nước Mĩ. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu người.
+ Chủ yếu đè năng lên vai tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, người làm thuê…

Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ. Các cuộc biểu tình, tuần hành, “ đi bộ vì đói” lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Hình 35. Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ
(1920-1946)
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống mới đắc cử ở Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới nhằm khôi phụ nước Mĩ…
Sinh ra trong một gia đình điền chủ, Ru-dơ-ven trở thành luật sư, nghị sỹ Thượng nghị viên (1910 - 1912).
Từ 1913 - 1920 là thứ trưởng Bộ Hàng hải.
Từ 1928 - 1933 là Thống đốc bang Niu Oóc.
Năm 1932 được bầu làm Tổng thống: thuộc Đảng Dân chủ, tổng thống Hoa Kỳ thứ 32, liền trong 4 nhiệm kỳ (1933 - 1945).
Ông là một nhân vật cấp tiến trong chính quyền Mĩ góp phần làm cho chính phủ Mĩ thực hiện một số chính sách có lợi cho người lao động. Ông là một Tổng thống có uy tín không nhỏ trong nhân dân lao động Mĩ.
11/6/2010
NƯỚC MĨ - HAI THẾ CHIẾN
24
Câu hỏi 12:
Dựa vào sách giáo khoa, bạn hãy trình bày những điểm cơ bản trong “ Chính sách mới” của Tổng thông Mĩ.
Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị xã hội.
Nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.
Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp để điều tiết kính tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường.


Kết quả
_Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi một cách nhanh chóng những năm sau đó.
_ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
_Sản xuất được khôi phục.
_Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.


Câu hỏi 13:
Những chính sách tích cực ấy đã đem lại kết quả gì?
Câu hỏi 14:
Dựa vào sách giáo khoa, bạn hãy cho biết chính sách ngoại giao của tổng thống Ru-dơ-ven đánh mạnh vào những phương diện gì ?
- Chính sách ngoại giao :
+ Thực dân chính sách “láng giềng thân thiện”
+ Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
+ Đối với những xung đột ngoài châu Mĩ chủ trương không can thiệp giữ vai trò trung lập + trong khi chủ nghĩa phát xít đang ra đời và hoạt động ráo riết ----->góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động gây Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 15: @1 Tại sao Mỹ lại áp dụng cs “Láng giềng thân thiện với Mỹ La-tinh ?
@2 Nêu lợi ích khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
TRẢ LỜI
@1 Do Mỹ La-tinh là một miếng bánh béo bở( về tài nguyên-khoáng sản, thị trường tiêu thụ, sân sau…) cho Mỹ, vị trí chiến lược của kênh đào Pa-na-ma.
@2 Do Liên Xô lúc này đã trở nên lớn mạnh trái lại Mỹ đang tìm cách thoát khỏi GĐ khủng hoảng.
 tạo thuận lợi cho nền kinh tế Mỹ lúc này (nhưng lập trường chống cộng vẫn không thay đổi) .
Chân thành cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
Tam biệt- Hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Ngọc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)