Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung | Ngày 29/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

THÔNG TIN:
Ngày 14 tháng 10 năm 1030 (Canh Ngọ), vua Lý Thái Tông ra ruộng Điều Lộ xem gặt; ngày 1 tháng 4 năm 1032 (Nhâm Thân), đi cày ở Đỗ Động Giang, tháng 3 năm 1042, đi cày ở Khả Lâm...v..v. Một số quan lại không ưa gì việc vua đi làm ruộng. Tháng 2 năm Mậu Dần 1038, Vua ngự ra Bố Hải cày ruộng tịch điền. Vua sai Hữu Ti dọn cỏ đắp đàn rồi thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để muốn làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng:
- Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?
Vua nói: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo?
Nói xong vua đẩy cày ba lần rồi thôi.
Năm 1077, triều đình đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Năm 1103 vua xuống chiếu trong và ngoài thành đắp đê. Năm 1108 đắp đê Cơ Xá từ Yên Phụ đến Lương Yên. Năm 1029 đào sông Đản Nãi.
" Năm Quý Hợi, Đại Đinh thứ 4 (1143), mùa đông tháng 10 ... đem quân các khe động dọc biên giới về đường bộ đi đãi vàng... Năm 1198, nhà nước tổ chức khai thác mỏ đồng ở Lạng Châu. Đồng được sử dụng rộng rãi: đúc tượng, chuông, tiền, vũ khí..."

Tháp Báo Thiên còn gọi là Đại Thắng Tư Thiên Tháp, xây năm 1057  ở chùa Sùng Khánh, nay là khu đất mé đông hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cao 20 trượng, 12 tầng. Tầng trên cùng bằng đồng, những tầng dưới bằng đá và gạch.
Chuông Quy Điền được vua Lý Nhân Tông cho dùng 12.000 cân đồng (7,3 tấn) để đúc vào tháng 2 năm 1080.
Thăng Long
Vân Đồn ngày xưa
Vân đồn ngày nay
Thông tin:
- Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam vịnh Hạ Long( thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đây là cảng ngoại thương đầu tiên của nước ta

- Là nơi có vị trí tự nhiên thuận lợi để thuyền bè qua lại, trú đỗ nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
Đền Đô thuộc Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh. Nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Công Uẩn (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210) và Lý Huệ Tông (1210 - 1224).
Xây dựng thế kỷ 11 (1030), nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Đền rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Hàng năm tổ chức lễ hội vào 23/4 Âm lịch.
Trấn áp đông tây giữ đế kỳ
Một mình cao ngất tháp uy nghi
Chống trời cột trụ non sông vững
Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy
Chuông khánh gió đưa vang đối đáp
Đèn sao đêm đến rực quang huy
Đến đây những muốn lưu danh tính
Mài mực sông xuân viết ngẫu thi.

Trần Minh Tông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)