Bài 13. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chia sẻ bởi Hà Thị Yến | Ngày 18/03/2024 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 13
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1 . HOÀN CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Trật tự thế giới Véc xai – Oa sinh tơn được thiết lập .
Cách mạng tháng X thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa nga đã ra đời.
Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
Các Đảng cộng sản trên thế giới lần lượt thành lập., đặc biệt là Đảng cộng sản Pháp 12/1920 và Đảng cộng sản Trung Quốc 7/1921…
3/1919 Quốc tế cộng sản thành lập .
=> Tác động thuận lợi tới phong trào cách mạngViệt Nam
2. CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp
Nguyên nhân ,mục đích:
- Vơ vét, bóc lột, làm giàu.
- Bù đắp thiệt hại do chiến tranh .
Nội dung:
Tăng cường đầu tư với tốc độ và quy mô lớn gấp nhiều lần so với trước chiến tranh (1924-1929 tổng số vốn đầu tư là 4 tỉ fr)
Cụ thể : Nông nghiêp?, công nghiệp?,thương nghiệp?, giao thông vận tải?, tài chính ngân hàng …?.
*Nhận xét : Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp ,kinh tế phát triển không cân đối
B. CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC
Chính trị :
Trực tiếp cai trị ,chia rẽ để dễ bề cai trị ”Chia để trị”…
Áp dung chính sách dung dưỡng sử dụng bọn tay sai trung thành và duy trì hệ thống chính quyền làng xã làm công cụ ,
Dùng hệ thống mật thám, cảnh sát, nhà tù để đàn áp thủ tiêu đấu tranh của nhân dân …
Văn hóa ,giáo dục : Phục vụ cho khai thác,bóc lột.
- Mở rộng hệ thống giáo dục các cấp .
- Xuất bản sách báo theo Chủ trương “Pháp – Việt đề huề”.
- Các trào lưu văn hóa khoa học kỹ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam .
=> Văn hóa truyền thống , văn hóa mới tiến bộ, văn hóa nô dịch cùng tồn tại đan xen và đấu tranh với nhau .
3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Tóm lại:
Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc ,mỗi tầng lớp giai cấp có địa vị kinh tế ,chính trị khác nhau do đó có tinh thần ,thái độ khác nhau trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ .
Các giai cấp đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự phản kháng dân tộc trước sự xâm lăng và thống trị của đế quốc .
Xã hội Việt Nam hình thành 2 mâu thuẫn cơ bản …, cách mạng mốn thành công phải giải quyết được cả 2 mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc (chống đế quốc ) và mâu thuẫn dân chủ (chống phong kiến )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)