Bài 13. Môi trường đới ôn hòa

Chia sẻ bởi Phạm Công Huy | Ngày 27/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Môi trường đới ôn hòa thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA.
Tiết 15 – Bài 13: Môi trường đới ôn hòa.
Xác định giới hạn của đới ôn hòa?
ĐỚI NÓNG
ĐỚI ÔN HÒA
ĐỚI ÔN HÒA
ĐỚI LẠNH
ĐỚI LẠNH
Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến hai vòng cực ở cả hai bán cầu.
Xác định vị trí của đới ôn hòa? So sánh diện tích phần đất nổi thuộc đới ôn hòa ở bán cầu Nam và bán cầu Bắc?
Phần lớn diện tích đất nổi ở bán cầu Bắc.
Tiết 15 – Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
1. Khí hậu:
- Phân tích bảng số liệu sau:
Tiết 15 – Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
1. Khí hậu:
- Vậy tính chất của khí hậu đới ôn hòa là gì?
- Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Pháp:
Nhiệt độ trung bình năm:
Mùa hè không quá nóng ( nhiệt độ trung bình thường không quá 20o C).
Mùa đông không quá lạnh ( nhiệt độ trung bình hiếm khi xuống quá thấp).
Cũng chính vì tính trung gian mà đới ôn hòa có nhiều nét khác biệt so với những nơi khác:
Mùa hè năm 2003 là một mùa thảm họa với nhiều vùng ở Pháp. Những khối khí nóng từ Xa-ha-ra vượt qua Địa Trung Hải làm cho nhiệt độ không khí lên cao tới 40-41o C.Đối với những con người thường xuyên đánh bạn với cái lạnh thì thật là thảm họa. Ở các bệnh viện chật ních các bệnh nhân. Chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp.Khi những ngày nóng qua đi, người ta tính được con số thương vong: 15000 người chết, thật quá sức tưởng tượng!
Nhiệt độ tăng cao gây cháy.
Cháy rừng tại ngoại ô thành phố Voronezh ngày 30/7/2010.
Cháy rừng gần thị trấn Vyksa 1/8/2010.
- Đợt gió nóng ở Nga năm 2010 là đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong hơn 130 năm, có 55000 người qua đời do oi bức và hạn hán. Nhiệt độ cao và hạn hán đã ảnh hưởng đến miền trung nước Nga, làm khô cây và đầm lầy than bùn, gây cháy rừng trên diện rộng.
Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền.
Ở Mỹ, vào mùa đông mỗi khi có đợt khí lạnh từ Bắc cực tràn về, nhiệt độ có thể giảm 10-15o C trong vài giờ:
- Vào ngày 6/1/2014 đợt khí lạnh tràn vào thành phố Newyork đã làm giảm mạnh nhiệt độ tại đây từ 11oC xuống -12oC.
- 8/1/2014: xảy ra đợt giá lạnh bất thường tại các bang vùng Trung và Đông Bắc nước Mỹ,nhiệt độ xuống thấp kỉ lục : - 53oC, thấp hơn cả khu vực Nam Cực.
Ngày 8/ 1/2014, cơn bão mùa đông có tên gọi Hercules tới Chicago, nhiệt độ đã giảm xuống thấp tới mức kỉ lục: -30o C đến
-50o C
Dựa vào thông tin ở trên và lược đồ sau để xác định các yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa: Đó là các yếu tố nào? Ảnh hưởng của chúng ra sao?
- Biến động thời tiết ở Pháp và Mỹ: do ảnh hưởng của các đợt khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống.
Ngoài các đợt khí nóng và lạnh,thời tiết của đới ôn hòa còn chịu tác động của yếu tố nào nữa? Xác định chúng trên lược đồ?
Ngoài ảnh hưởng của các đợt khí nóng và lạnh, thời tiết đới ôn hòa còn chịu tác động của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng.
Gió Tây ôn đới
Dòng
biển nóng
Tiết 15 – Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Khí hậu:
- Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
Thời tiết có nhiều diễn biến thất thường:
+ Do vị trí trung gian giữa đới nóng có các đợt khí nóng và đới lạnh với các đợt khí lạnh.
+ Do hoạt động của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng.
2. Sự phân hóa của môi trường:
HẠ
THU
Qua các ảnh về bốn mùa dưới đây, em nhận xét gì về sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên, cây cỏ?
XUÂN
ĐÔNG
Thời gian bốn mùa – Thời tiết từng mùa – Sự biến đổi của thực vật ở đới ôn hòa.
Sự biến đổi đó khác với thời tiết Việt Nam như thế nào?
Tiết 15 – Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA

Khí hậu:
Sự phân hóa của môi trường:

- Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông.
Quan sát hình 13.1 em hãy :
Nêu tên các kiểu môi trường.
Xác định vị trí các kiểu môi trường.
Châu Á từ tây sang đông có các kiểu môi trường nào, từ bắc xuống nam có các kiểu môi trường nào?
Ở Bắc Mĩ, từ tây sang đông có các kiểu môi trường nào? Từ bắc xuống nam có các kiểu môi trường nào?
Các dòng biển nóng chảy qua khu vực nào?
Các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới có ảnh hưởng tới kiểu môi trường mà chúng đi qua như thế nào?
-Các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới mang không khí ấm, ẩm vào môi trường ven bờ nên những khu vực này có khí hậu ôn đới hải dương: ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ẩm ướt quanh năm.
- Càng xa biển thì tình chất lục địa càng rõ hơn.
Tiết 15 – Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA

Khí hậu:
Sự phân hóa của môi trường:

- Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông.
Em có nhận xét gì về sự phân hóa môi trường của đới ôn hòa theo không gian?
- Môi trường đới ôn hòa biến đổi theo không gian từ Bắc xuống Nam tùy theo vĩ độ địa lí và từ Tây sang Đông tùy theo vị trí so với biển.
Thảm thực vật cũng thay đổi theo không gian tương ứng với các kiểu môi trường khác nhau.
Rừng lá rộng
Rừng lá kim
Rừng và cây bụi lá cứng
ở môi trường Địa Trung Hải.
Rừng hỗn giao
Thảo nguyên phát triển ở môi trường ôn đới lục địa.
HS hoạt động theo nhóm, quan sát các hình 13.2, 13.3, 13.4 để trả lời nội dung sau:
Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa , tìm ra đặc điểm khí hậu của mỗi biểu đồ?
Thời gian thảo luận: 3 phút.
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở ÔN ĐỚI LỤC ĐỊA
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở ÔN ĐỚI HẢI DƯƠNG
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở VEN ĐỊA TRUNG HẢI
N1
N2
N 3
Nhiệt độ trung bình:17,3o C
Lượng mưa trung bình năm: 402 mm
RỪNG LÁ RỘNG Ở TÂY ÂU
RỪNG LÁ KIM Ở LB NGA
RỪNG CÂY BỤI GAI Ở VEN ĐỊA TRUNG HẢI.
Vì sao ở môi trường ôn đới hải dương lại có nhiều rừng lá rộng?
Vì sao ở môi trường ôn đới lục địa lại có nhiều rừng lá kim?
Vì sao ở môi trường Địa Trung Hải lại có nhiều rừng cây bụi gai?
Rừng hỗn giao phát triển ở nơi chuyển tiếp giữa môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, giữa đới ôn hòa và đới nóng.(Nơi có lượng mưa vừa phải).
Thảo nguyên phát triển trong môi trường khí hậu lục địa tương đối nóng và khô.
Rừng lá kim
Rừng lá rộng.
Rừng cây bụi gai.
Rừng hỗn giao
Thảo nguyên
Sự phân bố của thảm thực vật từ tây sang đông và từ bắc xuống nam.
Phân hóa
Rừng lá kim
Thảo nguyên
Rừng hỗn giao
Rừng cây bụi
Môi trường đới ôn hòa
Rừng lá rộng
Rừng hỗn giao
Rừng lá kim

Câu 1: Nối ý cột A với ý cột B sao cho đúng:

1 - B
2 - A
3 - C
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất:
Đới ôn hòa có các kiểu môi trường là:
A, Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa trung hải.
B, Xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc nhiệt đới.
C, Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa trung hải, hoang mạc ôn đới, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm.
D, Cực và cận cực, đài nguyên, hoang mạc lạnh.
o
Dặn dò:
Về nhà làm bài tập trong tập bản đồ , bài số 13.
Học câu hỏi 1,2 trong SGK.
Chuẩn bị trước bài 14: Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Công Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)