Bài 13. Lực ma sát

Chia sẻ bởi Vương Thị Quân | Ngày 25/04/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Lực ma sát thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 30: LỰC MA SÁT.

I. Mục tiêu
Lực ma sát là một trong các loại lực cơ học được trình bày trong chương trình phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện bức tranh cơ học về vấn đề tương tác và biến đổi chuyển động. Loại lực này gần gũi và có nhiều biểu hiện trong đời sống.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát trượt.
- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt
- Viết được công thức xác định độ lớn lực ma sát trượt, hệ số ma sát trượt
- Nêu được một số trường hợp lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.
- Quan sát thí nghiệm ảo để khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát trượt vào các yếu tố
- Giải thích được các hiện tượng trong đời sống liên quan đến lực ma sát trượt.
3. Thái độ
- Quan tâm đến các sự kiện về lực ma sát trượt.
- Hào hứng thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về lực ma sát và các ứng dụng của nó.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
+ Năng lực sử dụng kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm của lực ma sát trượt.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt, nêu được mối quan hệ giữa độ lớn lực ma sát trượt và độ lớn áp lực của vật lên mặt tiếp xúc
- Vận dụng các kiến thức để giải bài tập và giải thích các hiện tượng trong đời sống.
+ Năng lực phương pháp:
- Mô tả được những hiện tượng tự nhiên liên quan tới các quá trình bằng ngôn ngữ vật lí.
+ Năng lực trao đổi thông tin:
- Ghi chép nội dung hoạt động nhóm. Biểu diễn kết quả hoạt động nhóm dưới dạng bảng biểu
- Bằng ngôn ngữ vật lí thực hiện nhiệm vụ học tập
- Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Máy chiếu, ti vi, phiếu học tập
Tổ chức lớp: chia lớp thành các nhóm nhỏ ( theo bàn ) học tập
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
III.Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Dự kiến tổ chức các hoạt động:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến

Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát thông hiện tượng thực tế.
7 phút

Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặc điểm của lực ma sát trượt.
15 phút


Hoạt động 3
Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực ma sát trượt.
15 phút

Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức, giải một số bài tập vận dụng.
8 phút

Tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu về lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt, vai trò của lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật.
Về nhà

KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về lực ma sát trượt
Mục tiêu hoạt động: Thông qua hiện tượng thực tế để tạo cho HS về vấn đề lực ma sát trượt và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm và độ lớn lực ma sát đó.
Nội dung hoạt động:
- GV mô tả tình huống trong thực tế:
+ Khi đi xe đạp trên đường, mỗi khi gặp chướng ngại vật, muốn dừng lại chúng ta phải sử dụng phanh. Lực cơ học nào đã xuất hiện trong trường hợp này giúp xe dừng lại? Giải thích hiện tượng.
+ Khi lau nhà ta thường đẩy cây lau nhà thì sàn nhà sạch hơn so với khi kéo. Giải thích.
- Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức lớp 8.
- HS trao đổi nhóm về: Đã biết những gì về lực ma sát trượt? Muốn tìm hiểu thêm những gì về lực ma sát? Làm thế nào để có thể tìm hiểu về lực ma sát trượt?
- Thống nhất vấn đề nghiên cứu về lực ma sát trượt:
+ Nguyên nhân.
+ Đặc điểm (điểm đặt, hướng, độ lớn).
+ Ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
Gợi ý tổ chức dạy học
- GV mô tả tình huống trong thực tế:
+ Khi đi xe đạp trên đường, mỗi khi gặp chướng ngại vật, muốn dừng lại chúng ta phải sử dụng phanh. Lực cơ học nào đã xuất hiện trong trường hợp này giúp xe dừng lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Thị Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)