Bài 13. Lực ma sát

Chia sẻ bởi Lam Tri Phuong Dung | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Lực ma sát thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Chào các em!
KIỂM TRA BÀI CŨ
1.Lực đàn hồi xuất hiện khi nào có xu hướng gì?
2. Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo?
3. Đặc điểm của lực căng dây?
4.Cần phải treo vào lò xo có khối lượng bẳng bao nhiêu để lò xo dãn ra 10cm. Biết lò xo có độ cừng 80N/m.Lấy g=10m/s2.
Bài 20
LỰC MA SÁT
1.Lực ma sát nghỉ
a)Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ
_Làm thí nghiệm như hình 20.1.Lực nào đã cân bằng với lực đàn hồi của lò xo lực kế?
b)Phương, chiều của lực masát nghỉ
c)Độ lớn của lực ma sát nghỉ
fmsn=Fx
Fmsn≤FM
_Tăng dần ngoại lực thì Fmsn luôn cân bằng với thành phần Fx và khi vượt giá trị FM thì ma sát nghỉ chuyển thành ma sát trượt
_Giá trị FM tỉ lệ áp lực N vuông góc giữa hai vật
FM=nN
_Hệ số tỉ lệ n gọi là hệ số ma sát nghỉ (không có đơn vị). Trị số của nó phụ thuộc và từng cặp vật liệu tiếp xúc
2.Lực ma sát trượt
a)Sư xuất hiện của lực ma sát trượt
_Làm thí nghiệm như hình 20.2.Lực nào làm lò xo lực kế dãn ra?
_Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau
b)Phương và chiều của lực ma sát trượt
_Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối với vật kia.
b)Độ lớn của lực ma sát trượt
_Độ lớn của tỉ lệ thuận với áp lực N giữa hai vật:
_Hệ số tỉ lệ t gọi là hệ số ma sát trượt (không có đơn vị). Trị số của nó phụ thuộc và từng cặp vật liệu tiếp xúc
*Chú ý:
_Trong một số trường hợp, hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ xấp xỉ bằng nhau: nt , nhưng cũng có trường hợp chúng chênh lệch nhau rất nhiều.
_Hệ số t hầu như không phụ thuộc và diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc( có nhẵn hay không, làm bằng vật liệu gì)
3.Lực ma sát lăn
_Khi một vật lăn không trượt trên vật khác lực nào làm vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại?
_Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực N giống như lực ma sát trượt, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.
4.Vai trò của ma sát trong đời sống
a)Ma sát trượt
_Lực ma sát trượt có ích khi ta hãm phanh xe, cần mài nhẵn kim loại, gỗ…
_Lực ma sát trượt có hại trong chuyển động của pít tông trong xi lanh vì nó cản trở chuyển động và mài mòn cả pít tông lẫn xi lanh.
_Để làm giảm ma sát trượt ta dùng dầu môi trơn các chi tiết
b)Ma sát lăn
_Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt nhiều lần, nên người ta thường tìm cách thay thế phần lớn ma sát trượt bằng ma sát lăn( nhở ổ bi, con lăn…) để giảm tác hại.
c)Ma sát nghỉ.
_Ma sát nghỉ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nhờ có ma sát nghỉ, tay ta mới cầm nắm được các vật, dây curoa truyền được chuyển động giữa các bánh xe, băng chuyền vận chuyển được người hoặc vật từ nơi này đến nơi khác…
_Trong nhiều trường hợp, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động
1.Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong điều kiện nào và có những đặc điểm gì? Viết công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại.
■CÂU HỎI
_Lực ma sát nghỉ (Fmsn) chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
_Lực ma sát nghỉ cực đại: FM=nN
Trả lời
2.Hãy tìm thêm ví dụ về ma sát có ích, ma sát có hại.
Trả lời
_Cán cuốc khô khô trơn khó cầm nhưng nếu ướt thì rất dẽ cầm vì khi đó thớ gỗ nở ra ma sát tăng.
_Lấy tay lật từng trang sách sẽ dễ dàng hơn nếu tay ta được gắn thêm một miếng băng keo nhám .
_Quần áo ướt khó lấy ra hơn áo khô vì ma sát nhiều hơn.
_Ma sát lăn làm mòn vỏ xe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lam Tri Phuong Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)