Bài 13: Kiểu bản ghi

Chia sẻ bởi Phạm Thành Phong | Ngày 25/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 13: Kiểu bản ghi thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 19/2/2011
Người soạn: Phạm Thành Phong
Ngày giảng: …/…/2011
Người giảng: Đặng Quốc Hưng



Tiết 33


Bài 13: KIỂU BẢN GHI

I, Mục đích, yêu cầu.
1, Mục đích
- Biết được khái niệm về bản ghi.
- Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi.
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều.
2, Yêu cầu.
- Khai báo được kiểu bản ghi, khai báo được biến kiểu bản ghi trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Nhập xuất được dữ liệu cho biến bản ghi.
- Tham chiếu đến từng trường của kiểu bản ghi.
- Sử dụng kiểu bản ghi để giải quyết một số bài tập đơn giản.
II, Chuẩn bị.
1, Giáo viên.
- SGK Tin Học 11.
- Giáo án, phấn, bảng.
2, Học sinh.
- Vở ghi lý thuyết của học sinh về những bài học trước.
- SGK Tin học 11.
- Học bài cũ và đọc bài mới này trước khi đến lớp.
III, Nội dung chi tiết.
1, Giới thiệu về kiểu bản ghi.
2, Khai báo.
- Khai báo: tên bản ghi, tên và kiểu các trường.
- Tham chiếu trường của bản ghi: tên biến bản ghi.tên trường
3, Gán giá trị.
- Dùng lệnh gán trực tiếp: Nếu A và B là hai biến bản nghi cùng kiểu, thì ta có thể gán giá trị của B cho A bằng câu lệnh:
A:=B;
- Gán giá trị cho từng trường: Có thể thực hiện bằng lệnh gán hoặc nhập từ bàn phím.
IV, Tiến trình lên lớp và nội dung bài giảng.
1, Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
- Tiết học trước chúng ta thực hành nên thầy sẽ không kiểm tra bài cũ mà chúng ta vào bài mới luôn.
3, Đặt vấn đề.
Chúng ta đã tìm hiểu một số kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ Pascal như kiểu mảng, kiểu xâu, đó là những kiểu dữ liệu có câu trúc. Mặt khác, trong nhiều ngôn ngữ lập trình thường phải sử dụng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau để minh họa các thuộc tính của các đối tượng. Để giải quyết vấn đề này , hôm nay chúng ta sẽ học một kiểu dữ liệu có cấu trúc nữa đó là: Kiểu bản ghi.
4, Nội dung bài giảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu về kiểu bản ghi.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh

Thuyết trình: Dữ liệu kiểu bản ghi (record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. Vậu để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu ví dụ trong sgk trang 74.
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong sgk trang 74.
- Hỏi: Trên bảng có những thông tin gì?

- Hỏi: Bảng chứa thông tin của bao nhiêu đối tượng?
- Yêu cầu: Học sinh tìm thêm một ví dụ tương tự.

- Diễn giải: Mỗi thông tin của đối được gọi là một thuộc tính hay một trường. Mỗi đối tượng được mô tả bằng nhiều thông tin trên một hàng được gọi là một bản ghi.
- Diễn giải: Để mô tả các đối tượng như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép ta xác định kiểu bản ghi. Mỗi đối tượng được mô tả bằng một bản ghi.
Hỏi: Vậy ngôn ngữ lâp trình đưa ra quy tắc, cách thức xác định như thế nào?






- Vậy khai báo dữ liệu kiểu bản ghi như thế nào? Và cần khai báo các thông tin gì? Chúng ta sang phần 2: Khai báo.

- Chú ý nghe giảng.





- Đọc VD sgk trang 74.

- Họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm của các môn thi.
- Bảng chứa thông tin của 3 đối tượng.

- Để mô tả một người trong danh bạ điện thoại cần có các thông tin: Họ tên, địa chỉ và số điện thoại.
- Chú ý lắng nghe.



- Chú ý lắng nghe.





- Ngôn ngữ lâp trình đưa ra quy tắc, cách thức xác định như sau:
+ Tên kiểu bản ghi;
+ Tên các thuộc tính (trường);
+ Kiểu dữ liệu của mỗi trường;
+ Cách khai báo biến;
+ Cách tham chiếu đến trường.

- Chú ý lắng nghe.


Hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thành Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)