Bai 13 kieu ban ghi
Chia sẻ bởi Trần Thành Nam |
Ngày 25/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: bai 13 kieu ban ghi thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Người soạn: Đặng Thị Thơm
GVHD: Lương Thị Mai Lan
Bài 13. Kiểu bản ghi
Mục đích, yêu cầu
Về kiến thức
Biết được khái niệm về kiểu bản ghi
Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi.
Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều.
Kỹ năng
Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lý
Khai báo được kiểu bản ghi
Nhận biết được trường (thuộc tính) của một biến bản ghi và bước dầu viết được một vài thao tác xử lý trên từng trường của bản ghi.
Về tư tưởng, tình cảm
Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của dữ liệu kiểu bản ghi.
Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Làm cho học sinh ngày càng yêu thích lập trình và môn học hơn
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp
Thuyết trình kết hợp vấn đáp, trực quan.
Phương tiện
SGK, SGV, máy chiếu (nếu có)
Tiến trình lên lớp
1. 1. Ổn định lớp
Lớp: Sĩ số: Vắng:
Có phép: Không phép:
2. Đặt vấn đề
Trong những tiết học trước, cô và các em đã cùng nhau đi tìm hiểu một số kiểu dữ liệu có cấu trúc như kiểu mảng, kiểu xâu.Vậy khi ta gặp 1 bài toán ngôn ngữ lập trình phải sử dụng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau để minh hoạ cho các thuộc tính của các đối tượng thì ta phải làm như thế nào? Để giải quyết được vấn đề này cô sẽ giới thiệu cho các em một kiểu dữ liệu có cấu trúc mới đó là dữ liệu kiểu bản ghi. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay “Bài 13: Kiểu bản ghi”.
3. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu và tìm hiểu một số khái niệm về bản ghi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Thời gian
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả thi (SGK-74)
HS: Quan sát bảng kết quả thi
GV: Trong bảng chứa thông tin của bao nhiêu thí sinh ?
HS: Chứa thông tin của 3 thí sinh
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Mỗi thí sinh có những thông tin gì?
HS: Quan sát bảng và trả lời: Bảng gồm những thông tin về các thí sinh như: Họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm tin, điểm toán, điểm lí, điểm hoá, điểm văn, điểm sử, điểm địa.
GV: Nhận xét và kết luận, trong bảng kết quả thi, 3 đối tượng đều có chung các thuộc tính như: họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm các môn, mà các thuộc tính này có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự.
HS: Suy nghĩ và lấy ví dụ:
Tập các hoá đơn bán hàng, mỗi hoá đơn có các thuộc tính như: tên mặt hàng, đơn giá, số lượng bán, đơn vị tính,…
Để mô tả một người trong danh bạ điện thoại cần có các thông tin : Họ tên, địa chỉ và số điện thoại.
GV : Vậy để mô tả các đối tượng như trên ngôn ngữ lập trình cho phép xác định kiểu dữ liệu bản ghi.
GV: Kết luận : Mỗi hàng như vậy ta gọi là một bản ghi, mỗi cột là một trường.
Đưa một số khái niệm
HS: Chú ý ghi chép bài
* Một số khái niệm:
- Dữ liệu kiểu bản ghi (record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
- Mỗi bản ghi sẽ lưu trữ dữ liệu về một đối tượng cần quản lí.
- Mỗi thuộc tính của đối tượng tương ứng với một trường của bản ghi.
- Các trường khác nhau có thể có dữ liệu khác nhau.
* Các ngôn ngữ lập trình thường đưa ra quy tắc, cách thức để xác định :
+ Tên kiểu bản ghi;
+ Tên các thuộc tính (trường);
+ Kiểu dữ liệu của mỗi trường;
+ Cách khai báo biến;
+ Cách tham chiếu đến trường;
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Thời gian
GV : Mỗi ngôn ngữ có một cách khai báo kiểu bản ghi khác nhau. Ngôn ngữ Pascal không cho bạn khai báo biến bản ghi trực tiếp mà phải khai báo biến bản ghi thông qua kiểu bản ghi.
Các thông tin
GVHD: Lương Thị Mai Lan
Bài 13. Kiểu bản ghi
Mục đích, yêu cầu
Về kiến thức
Biết được khái niệm về kiểu bản ghi
Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi.
Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều.
Kỹ năng
Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lý
Khai báo được kiểu bản ghi
Nhận biết được trường (thuộc tính) của một biến bản ghi và bước dầu viết được một vài thao tác xử lý trên từng trường của bản ghi.
Về tư tưởng, tình cảm
Giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của dữ liệu kiểu bản ghi.
Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Làm cho học sinh ngày càng yêu thích lập trình và môn học hơn
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp
Thuyết trình kết hợp vấn đáp, trực quan.
Phương tiện
SGK, SGV, máy chiếu (nếu có)
Tiến trình lên lớp
1. 1. Ổn định lớp
Lớp: Sĩ số: Vắng:
Có phép: Không phép:
2. Đặt vấn đề
Trong những tiết học trước, cô và các em đã cùng nhau đi tìm hiểu một số kiểu dữ liệu có cấu trúc như kiểu mảng, kiểu xâu.Vậy khi ta gặp 1 bài toán ngôn ngữ lập trình phải sử dụng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau để minh hoạ cho các thuộc tính của các đối tượng thì ta phải làm như thế nào? Để giải quyết được vấn đề này cô sẽ giới thiệu cho các em một kiểu dữ liệu có cấu trúc mới đó là dữ liệu kiểu bản ghi. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay “Bài 13: Kiểu bản ghi”.
3. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu và tìm hiểu một số khái niệm về bản ghi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Thời gian
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả thi (SGK-74)
HS: Quan sát bảng kết quả thi
GV: Trong bảng chứa thông tin của bao nhiêu thí sinh ?
HS: Chứa thông tin của 3 thí sinh
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Mỗi thí sinh có những thông tin gì?
HS: Quan sát bảng và trả lời: Bảng gồm những thông tin về các thí sinh như: Họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm tin, điểm toán, điểm lí, điểm hoá, điểm văn, điểm sử, điểm địa.
GV: Nhận xét và kết luận, trong bảng kết quả thi, 3 đối tượng đều có chung các thuộc tính như: họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm các môn, mà các thuộc tính này có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự.
HS: Suy nghĩ và lấy ví dụ:
Tập các hoá đơn bán hàng, mỗi hoá đơn có các thuộc tính như: tên mặt hàng, đơn giá, số lượng bán, đơn vị tính,…
Để mô tả một người trong danh bạ điện thoại cần có các thông tin : Họ tên, địa chỉ và số điện thoại.
GV : Vậy để mô tả các đối tượng như trên ngôn ngữ lập trình cho phép xác định kiểu dữ liệu bản ghi.
GV: Kết luận : Mỗi hàng như vậy ta gọi là một bản ghi, mỗi cột là một trường.
Đưa một số khái niệm
HS: Chú ý ghi chép bài
* Một số khái niệm:
- Dữ liệu kiểu bản ghi (record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
- Mỗi bản ghi sẽ lưu trữ dữ liệu về một đối tượng cần quản lí.
- Mỗi thuộc tính của đối tượng tương ứng với một trường của bản ghi.
- Các trường khác nhau có thể có dữ liệu khác nhau.
* Các ngôn ngữ lập trình thường đưa ra quy tắc, cách thức để xác định :
+ Tên kiểu bản ghi;
+ Tên các thuộc tính (trường);
+ Kiểu dữ liệu của mỗi trường;
+ Cách khai báo biến;
+ Cách tham chiếu đến trường;
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Thời gian
GV : Mỗi ngôn ngữ có một cách khai báo kiểu bản ghi khác nhau. Ngôn ngữ Pascal không cho bạn khai báo biến bản ghi trực tiếp mà phải khai báo biến bản ghi thông qua kiểu bản ghi.
Các thông tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thành Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)