Bài 13. Khí quyển

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thủy | Ngày 19/03/2024 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Khí quyển thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:




Bài 1
khí quyển
1.Khái niệm chung

Khí quyển (Lớp vỏ khí của Trái Đất): Là lớp
không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.
Thời tiết: Là trạng thái khí quyển ở một nơi
nào đó trong thời gian nhất định.
Khí hậu: Là chế độ nhiều năm của điều kiện khí
quyển hay là chế độ nhiều năm của thời tiết.



2. Vai trò và ý nghĩa của khí quyển
Tầng Ozon bảo vệ sự sống trên Trái Đất,
nhờ tác dụng ngăn cản các tia tử ngoại,
tia cực tím của Mặt trời,
chống tác dụng phá hoại từ bên ngoài.
Cung cấp lượng Oxi cần thiết cho hoạt
động sống của SV.
Nơi diễn ra các hoạt động thời tiết,
khí hậu và hoàn lưu khí quyển.

khí quyển





Điều hoà nhiệt cho bề mặt Trái Đất.
Giúp tuần hoàn nước trên Trái Đất, tạo
điều kiện sống cho loài người.
- Truyền âm, phản hồi sóng vô tuyến điện.
Khuếch tán tia sáng Mặt Trời, điều hoà
ánh sáng, màu sắc.

khí quyển
Khí quyển đóng vai trò vô cùng quan
trọng đối với sự sống trên Trái Đất
3. Thành phần của khí quyển
Chất khí


Hơi nước
Nguồn gốc do bốc hơi nước và một số nguyên nhân khác.
Tồn tại dưới dạng thể hơi hoặc thể lỏng, nó có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Hơi nước có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các hiện tượng thờii tiết: Mây, mưa, bức xạ, khuếch tán.
Hơi nước phân bố ở độ cao 4 Km trở xuống.
Giọt nước mưa trong khí quyển
Bụi
Nguồn gốc do tự nhiên ( Hoạt động núi lửa, gió cuốn lớp vỏ phong hoá) và do hoạt động kinh tế của con người.
- Bụi phân bố chủ yếu ở tầng thấp.
- Bụi có vai trò là hạt nhân ngưng kết hơi nước dể tạo mây gây mưa.
4. Cấu trúc của khí quyển
C?u trỳc c?a khớ quy?n theo chi?u th?ng d?ng g?m 5 t?ng:
- T?ng d?i luu
- T?ng bỡnh luu
- T?ng gi?a
- T?ng nhi?t
- T?ng ngo�i (t?ng khu?ch tỏn)

? Cấu trúc của khí quyển

Khí quyển có cấu trúc như thế nào?
Sự không đồng đều của khí quyển theo
chiều thẳng đứng.
Tầng nhiệt
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Tầng giữa
? Phân tầng khí quyển theo tính chất nhiệt.

Tầng đối lưu
-Từ 0 đến 16-17 km ở xích đạo, 15-20
km ở nhiệt đới,7-8 km ở vòng cực.
+ Khoảng 3/4 khối lượng khí quyển
tập trung ở tầng này.
+ Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ
cao, trung bình 0.60C/100m.
+ Không khí chuyển động đối lưu theo
chiều thẳng đứng.
+ Chứa gần như toàn bộ hơi nước
khí quyển
=> Chỉ ở đây mới có hiện tượng thời tiết.

Tầng bình lưu
Từ đỉnh tầng đối lưu đến 75-80km.
+ Không khí loãng, hầu như không có
hơi nước, O3tạo thành màng mỏng ở độ
cao 25km.
+ Không khí chuyển động theo phương
ngang do sự chênh lệch nhiêtk độ giữa
XĐ và cực.
+ Từ 15-20km nhiệt độ gần như không đổi.
+ Từ 25-50km nhiệt độ tăng theo chiều cao.
+ Từ 50-80km nhiệt độ giảm theo chiều cao.

Tầng giữa
Có độ cao từ đỉnh tầng bình
lưu đến 90-95km.
+ Không khí rất loãng, phân li thành các ion
+ Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao:00C
giới hạn dưới đến -750C ở giới hạn trên.



Tầng nhiệt
Tầng nhiệt có độ cao từ đỉnh tầng giữa tới độ
cao 80-1000km.
ở lớp dưới nhiệt độ tăng theo chiều cao,
lên lớp trên nhiệt độ lại giảm dần (100km:
00C - 600km:15000C).

Tầng khuếch tán (tầng ngoài)
Độ cao trên 1000km.Có khả năng khuếch
tán các chất khí vào không gian vũ trụ.

Phân tầng khí quyển theo thành phần không khí.
Tầng đồng nhất: 0 - 95km.Thành phần không khí gần như không đổi.
Tầng ê-te có độ cao trên 95km. ở tầng này hầu như các chất khí ở dạng nguyên tử tự do.

Phân tầng theo mức phụ thuộc vào mặt đất.
Lớp khí quyển tầng biên: 0 - 1km.
Các yếu tố khí hậu biến đổi mạnh mẽ theo độ cao
Không khí chuyển động chịu ảnh hưởng nhiều của lực ma sát.
Lớp khí quyển tự do: Trên 1.5km. Các yếu khí tượng ít biến đổi.


Phân chia theo điều kiện bay của vệ tinh.
- Lớp dày đặc: 0 - 150km. Mật độ không khí dày đặc tạo lực cản lên các vật thể bay trong khí quyển.
- Lớp không gian vũ trụ gần trái đất: Trên 150km
b. Sự không đồng nhất của khí quyển theo
chiều ngang.
? Biểu hiện rõ nhất ở tầng đối lưu. Phân tích các tính chất của khí quyển theo chiều ngang cho thấy khí quyển bao gồm nhiều khối không khí nằm cạnh nhau. Giữa chúng có những lớp chuyển tiếp gọi là frông.
+ Cách phân loại và đặt tên các khối khí thường dựa trên điều kiện địa lí nơi nó hình thành . Có những khối khí cơ bản sau:
Khối khí cực
Khối khí ôn đới
Khối khí chí tuyến
Khối khí xích đạo
Trái Đất
Tầng đối lưu
A
P
T
E
E
Khối khí xích đạo
Khối khí ôn đới
Khối khí cực
Khối khí chí tuyến
+ Frông là lớp chuyển tiếp giữa các khối khí, bề dày có thể và trăm m tới và km, bề rộng có thể hàng nghìn km.
Frông thường nằm nghiêng với mặt đất góc vài phần mười độ. Giao tuyến giữa mặt frông và mặt đất gọi là đường frông.

Sơ đồ frông khí quyển
Không khí
lạnh
Không khí
nóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)