Bài 13. Khí quyển

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Anh | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Khí quyển thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

I. KHÍ QUYỂN
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
Quan sát hình và cho biết khí quyển là gì?
Quan sát hình và cho biết thành phần của khí quyển?
Thành phần của khí quyển:
1. Cấu trúc của khí quyển:
Gồm 5 tầng :tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion và tầng ngoài.
Sơ đồ cấu trúc khí quyển
Tầng đối lưu:
Phân bố: nằm trên bề mặt Trái Đất đến 8 km ở cực, 16 km ở xích đạo
Đặc điểm:
Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
Nhiệt độ giảm theo độ cao
Hấp thụ một phần bức xạ Mặt Trời

Tầng bình lưu:
Phân bố: đến 50 km.
Đặc điểm
Không khí khô và chuyển động theo chiều ngang.
Tập trung phần lớn ozon ( 22 -25 km).
Nhiệt độ tăng theo độ cao.
Hấp thu bức xạ Mặt Trời.
Hãy so sánh tầng đối lưu và tầng bình lưu?
Lớp ozon có tác dụng lọc bớt và giữ lại tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể người và động thực vật
Lớp ozon
2. Các khối khí
Tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương, mỗi bán cầu đều có 4 khối khí chính:
Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn di chuyển và bị biến tính
Khối khí xích đạo
Khối khí cực
Khối khí chí tuyến
Khối khí ôn đới
3. Frong
Frong là gì?
Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc, tính chất khác nhau
Trên mỗi bán cầu có 2 frong cơ bản : frong địa cực (FA) và frong ôn đới (FP)
Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
Dải hội tụ nhiệt đới là nơi tiếp xúc của các khối khí xích đạo ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu
Xác định vị trí frong trong hình trên?
II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí
Bức xạ là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất
Không khí tầng đối lưu được cung cấp nhiệt là do nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn thì cường độ bức xạ càng lớn và lượng nhiệt thu được càng nhiều.
2. Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
a. Phân bố theo vĩ độ địa lý
Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về 2 cực ( từ vĩ đỗ thấp đến vĩ độ cao).
Biên độ nhiệt tăng từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao
Từ bảng trên em hãy rút ra nhận xét về:
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm?
Sự thay đổi biên đô nhiệt trong năm theo vĩ độ
b. Phân bố theo lục địa và đại dương
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa :
Hàn cực Véc-khôi- an ( 670B, 1340Đ) có nhiệt độ trung bình năm là - 160C
Đường đẳng nhiệt trung bình năm cao nhất là đường 300C bao quanh hoang mạc Sa-ha-ra của châu Phi.
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn do sự hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau.
Nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B?
c. Phân bố theo địa hình
Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao.
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Nhiệt độ không khí thay đổi khi có sự tác động của nhân tố : dòng biển nóng, lạnh; lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
Củng cố
1. Nhiệt độ của không khí tầng đối lưu chủ yếu là do:
Bức xạ của Mặt Trời cung cấp.
Nhiệt của khí quyển do từ Mặt Trời đốt nóng cung cấp.
Nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng cung cấp.
Cả A và C
2. Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố nào:
Vĩ độ địa lý.
Địa hình.
Lục địa và đại dương
Tất cả các yếu tố trên.
Dặn dò
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, học bài và chuẩn bị bài mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)