Bài 13. Đại cương về polime
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Đối - 阮德对 |
Ngày 09/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Đại cương về polime thuộc Hóa học 12
Nội dung tài liệu:
TRUNG TÂM GDTX BẮC MÊ
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN VỚI LỚP 12B
GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC ĐỐI
Kiểm tra bài cũ
1) Các polime: poli (vinyl clorua), polistiren, nilon-6, tinh bột, xenlulozơ, nilon-7, polipropilen. Dãy các polime tổng hợp là?
a) polistiren, tinh bột, nilon-7, nilon-6.
b) Xenlulozơ, polipropilen, nilon-6.
c) nilon-6, nilon-7, poli(vinyl clorua).
d) Tinh bột, poli(vinyl clorua), nilon-7.
Kiểm tra bài cũ
2) Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp?
Tinh bột.
Xenlulozơ.
Protein.
polistiren
Tiết 21
Bài 13
ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
( tiết thứ 2 )
Khái quát nội dung tiết thứ nhất
I – KHÁI NIỆM
II – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
IV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng phân cắt mạch polime
- Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân.
- Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp thành các đoạn mạch ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu.
2) Phản ứng giữ nguyên mạch polime
Những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.
Thí dụ:
+ n HCl
Poliisopren hiđroclo hóa
Poliisopren
Chiều dài của mạch polime không thay đổi.
Những polime nào có phản ứng giữ nguyên mạch polime?
Em hãy quan sát thí dụ sau:
Em hãy nhận xét về chiều dài của poliisopren hiđoclo hóa với chiều dài của poliisopren?
3) Phản ứng tăng mạch polime
Khi có điều kiện thích hợp (nhiệt độ, xúc tác…), các mạch polime có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới.
Chẳng hạn như phản ứng lưu hóa chuyển cao su thô thành cao su lưu hóa, chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit…, thí dụ:
Trong điều kiện như thế nào thì các polime có phản ứng tăng mạch?
Em hãy nêu thí dụ về phản ứng tăng mạch polime?
3) Phản ứng tăng mạch polime
Thí dụ: phản ứng lưu hóa cao su
Cao su chưa lưu hóa
- Phản ứng nối các mạch polime với nhau tạo thành mạng không gian được gọi là phản ứng khâu mạch polime.
Cao su đã lưu hóa
Phản ứng nối các mạch polime với nhau tạo thành mạch không gian được gọi là gì?
V- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
Polime thường được điều chế theo hai loại phản ứng là phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.
1) Phản ứng trùng hợp
Trong những điều kiện thích hợp, các hợp chất có liên kết đôi như CH2=CH2, CH2=CH – Cl…kết hợp với nhau tạo ra polime.
Em hãy nhắc lại các polime tổng hợp được phân loại như thê nào?
Trong điều kiện như thế nào thì xảy ra phản ứng trùng hợp?
Em hãy nhắc lại phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp etilen và vinyl clorua?
1) Phản ứng trùng hợp
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp:
+ Trong phân tử phải có liên kết bội như:
CH2=CH2, CH2=CH-CN,CH2=CH-CH=CH2…
+ Hoặc vòng kém bền có thể mở ra như:
Dựa vào phương trình hóa học trên, em hãy nêu khái niệm phản ứng trùng hợp?
Điều kiện của monome khi tham gia phản ứng trùng hợp là gì?
2) Phản ứng trùng ngưng
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác ( thí dụ H2O).
Dựa vào phương trình hóa học trê, em hãy nêu khái niệm phản ứng trùng ngưng?
2) Phản ứng trùng ngưng
Điều kiện cần về cấu tạo của monome khi tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Thí dụ:
HNH – [CH2]5 – COOH
axit ε - aminocaproic
HOOC – C6H4 – COOH ; HO – CH2 – CH2 – OH
axit terephtalic etylen glicol
Em hãy nêu điều kiện của monome khi tham gia phản ứng trùng ngưng?
VI - ỨNG DỤNG
VI - ỨNG DỤNG
- Polime có nhiều ứng dụng như làm các vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: chất dẻo, tơ sợi, caosu, keo dán…
CỦNG CỐ
Nội dung cần nắm được:
Phản ứng giữ nguyên mạch polime.
Phản ứng tăng mạch polime.
Phản ứng trùng hợp.
Phản ứng trùng ngưng.
Ứng dụng của polime.
Bài tập củng cố
1. Chaát khoâng coù khaû naêng tham gia phaûn öùng truøng hôïp
laø :
A.stiren.
B. toluen.
C. propen.
D. isopren.
2. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng
ngưng là :
A. glyxin.
B. axit terephtaric.
C. axit axetic.
D. etylen glycol.
DẶN DÒ
-Học viên về nhà học nội dung bài cũ và làm các bài tập trong SGK trang 64.
-Đọc phần tư liệu “phản ứng trùng – cộng hợp” trong SGK trang 65.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Đối - 阮德对
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)