Bài 13. Công dân với cộng đồng( tiết 2)

Chia sẻ bởi Vũ Văn Long | Ngày 26/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: bài 13. Công dân với cộng đồng( tiết 2) thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 07/03/2013
Tiết:
BÀI 13
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác.
Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác.
Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học.
2. Về kỹ năng
Biết cách thể hiện sống nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ
Tỏ thái độ yêu mến, quý trọng, cảm thấy không thể tách rời trường, lớp và cộng đồng nơi mình ở.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Có thể sử dụng phương tiện dạy học.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10.
Tình huống GDCD 10, thực hành GDCD 10.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
Câu hỏi: Em hãy cho biết, cộng đồng là gì? Em đã tham gia những cộng đồng nào?
3. Giới thiệu và giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 3: Tìm hiểu thế nào là nhân nghĩa
-GV: Đặt vấn đề: Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong cộng đồng phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.
GV phát phiếu học tập cho HS, mỗi phiếu một câu hỏi:
1.Theo em, Nhân là gì, Nghĩa là gì? Nhân nghĩa được hiểu như thế nào?
2. Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về nhân nghĩa.
3. Em hãy nêu những biểu hiện của nhân nghĩa?
4. Hãy cho biết ý nghĩa các câu tục ngữ sau:
Thương người như thể thương thân.
Lá lành đùm lá rách.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Môi hở răng lạnh.
Nhường cơm sẻ áo.
5. Em suy nghĩ thế nào về hành vi sau:
Chị Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên ở Triệu Phong, Quảng Trị. Khi xuất ngũ chị làm quản trang ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nghĩa trang rộng hơn 40ha là nơi yên nghỉ của 10.642 liệt sĩ cả nước. Chị đã chăm sóc nghĩa trang này từ nhiều năm nay. Tuy công việc vất vả, nhưng chị luôn cảm thấy hạnh phúc và hết lòng với công việc.
- HS: Ghi câu trả lời vào phiếu.
- GV: Gọi một số HS đọc đáp án.
- HS trong lớp thảo luận , trao đổi.
- GV: Liệt kê ý kiến lên bảng phụ.
Chốt lại ý kiến đúng và kết luận: Nhân là lòng yêu thương con người, Nghĩa là cách đối xử hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Do đó, nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
- GV: Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét. Kết luận: Nhân nghĩa gắn kết các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi. Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- GV: Đặt câu hỏi: Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu về mặt đạo đức của người công dân trong quan hệ với cộng đồng? Và theo em, chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét. Kết luận: Nhân nghĩa có thể hiểu là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người. Nhân nghĩa được biểu hiện ở: lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau, biết nhường nhịn, đùm bọc nhau, sống vị tha, bao dung…
Hoạt động 4: Tìm hiểu thế nào là hòa nhập
-GV: Nêu vấn đề: Cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện liên kết, hợp tác với nhau tạo nên cuộc sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hòa nhập được với công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Văn Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)