Bài 13. Công dân với cộng đồng

Chia sẻ bởi Võ Thị Hồng Phượng | Ngày 26/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Công dân với cộng đồng thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS& THPT DƯƠNG VĂN AN


Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Tú
Giáo sinh thực tập : Võ Thị Hồng Phượng
Khoa Giáo dục Chính trị - ĐHSP TP. HCM


GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 13 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Học sinh nắm được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Đồng thời nêu được thế nào là nhân nghĩa và biểu hiện được trưng của nhân nghĩa.
2. Về kĩ năng.
Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ.
Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

4.Trọng tâm
Nhân nghĩa là giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong quan hệ với cộng đồng
Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thảo luận theo nhóm
- Phương pháp tình huống
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu khái niệm hôn nhân và chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
Nêu khái niệm gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình?
3. Học bài mới.
Giáo viên: Con người chúng ta ai cũng sống, học tập và làm việc trong cộng đồng. Không ai có thể tách rời cộng đồng. Vậy cộng đồng là gì và chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng ?Đó là nội dung của bài hôm nay...


Hoạt động của GV và HS
Những nội dung chính của bài học

Hoạt động 1: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Giáo viên giúp cho học sinh giải thích cụm từ cộng đồng.
“Cộng” là sự kết hợp, gộp lại
“Đồng” là cùng nhau, cùng nơi, cùng làm...
- GV: Đặt vấn đề:
Lớp chúng ta cùng sinh hoạt, cùng học tập, cùng vui chơi tạo thành một tập thể lớp học hay cũng có thể nói là cộng đồng lớp học. Vậy em hiểu thế nào là cộng đồng ?

- GV: Em hãy lấy ví dụ về cộng đồng mà em biết ? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh.

- GV: Theo em cộng đồng có những đặc điểm gì (hay là điểm giống và khác) ?
- HS: Trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh.





- GV: Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng được không ? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh. Ví dụ như tham gia nhiều cộng đồng như : cộng đồng gia đình ; lớp học ; nhà trường ; dân cư… Cộng đồng gia đình là cộng đồng đầu tiên mà con người tham gia, là nơi chúng ta sinh ra đầu tiên, sau đó chúng ta đi học là lúc đó ta tham gia cộng đồng lớp học, tiếp đó chúng ta tham gia cộng đồng xã hội,…
- GV: Chuyển ý:
Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. Nên C.Mác nói “Trong tính hiện thức của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
- GV: Phân nhóm, nêu câu hỏi để các nhóm thảo luận. Nhóm 1: Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Ví dụ? Nhóm 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt với cộng đồng ? Nhóm 3: Vậy chúng ta cần phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng, đặc biệt là tập thể lớp học, trường học và cộng đồng dân cư nơi cư trú ? - HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời . - GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh.
Nhóm 1:Ví dụ: cộng đồng có các dịch vụ y tế chăm sóc cho cuộc sống của con người, đảm bảo mọi diều kiện tốt nhất cho chúng ta được học tập và nghiên cứu,..
Nhóm 2: Nếu ai đó sống tách biệt với cộng đồng, tách
biệt với đời sống con người thì người đó sẽ dần mất
đi ngôn ngữ, chữ viết, sinh hoạt- những đặc điểm
cơ bản của đời sống cộng đồng.
Con người không thể tồn tại và phát triển một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hồng Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)