Bài 13. Công dân với cộng đồng
Chia sẻ bởi vũ mạnh cường |
Ngày 26/04/2019 |
81
Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Công dân với cộng đồng thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (tiết 1)
Ngày soạn: 10/03/2015
Ngày dạy: 17/03/2015 và 21/03/2015
Lớp dạy: 10C1 và 10C4
Phân phối chương trình: tiết 26
Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Nêu được thế nào là nhân nghĩa.
Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa.
Hiểu được nhân nghĩa, là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học
2. Về kĩ năng:
Biết sống nhân nghĩa, biết cư xử đúng đắn và biết xây dựng tình cảm tốt đẹp với mọi người trong cộng đồng.
Biết lựa chọn và tham gia các công việc, các hoạt động phù hợp để xây dựng cộng đồng.
3. Về thái độ:
Yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thể lớp học, trường học, cộng đồng nơi ở và quê hương đất nước.
Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực ngôn ngữ.
Năng lực giao tiếp.
Năng lực tự nhận thực, tự đánh giá.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng
Thuyết trình.
Thảo luận.
Đàm thoại.
Nêu vấn đề.
Liên hệ thực tiễn.
Tài liệu và phương tiện giảng dạy.
Sách giáo khoa và sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 10.
Phiếu học tập.
Tiến trình giảng dạy.
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Giới thiệu (1p)
Trong bài trước, chúng ta đã biết thế nào là gia đình và làm sao để có được một gia đình hạnh phúc. Và trong gia đình mỗi thành viên phải có trách nhiệm trong gia đình và gia đình là tế bào của xã hội nên mỗi thành viên cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong xã hội. Nhưng ở một góc độ nhất định thì xã hội không đồng nhất với gia đình. Hơn nữa, muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng, do đó giữa cá nhân với cộng động có quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau. Vậy cộng đồng là gì? Mối quan hệ giữa công dân với công đồng như thế nào? Công dân có những nghĩa vụ trách nhiệm đạo đức như thế nào với cộng đồng. Để trả lời cho những câu hỏi trên và làm sáng tỏ chúng, thầy mời các em tìm hiểu bài 13: Công dân với cộng đồng. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu 1, Cồng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1(15p): Đàm thoại.
Mục tiêu: Hiểu thế nào là cộng đồng.
Phương pháp: Đàm thoại, nghiên cứu.
Cách thực hiện:
GV:Người Việt Nam làm việc ở nước ngoài và ở tập trung tại một khu vực, một bang nào đó ở nước ngoài thì ta gọi là cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Việt Nam có 54 thành phần dân tộc trong đó có dân tộc Thái, Mường, Tày… và nhiều lúc ta gọi chung họ là cộng đồng người Thái, Mường, Tày… hay cộng đồng dân tộc Thái, Mường, Tày…
?Các em cho thầy biết những cộng đồng thầy vừa kể có những điểm chung nào?
HS:…
GV: Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng không?
HS:…
GV kết luận: Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. (Ghi bảng cho HS ghi bài)
?Theo các em, cộng đồng có mối quan hệ như thế nào đối với cá nhân?
HS:…
GV: Con người sinh ra, lớn lên, già yếu và chết trong sự đùm bọc, yêu thương, giúp đở của cộng đồng gia đình; Con người tiếp nhận sự giáo dục có hệ thống của cộng đồng trường học; con người tham gia lao động trong cộng đồng cơ quan, xí nghiệp; Con người là thành viên của cộng đồng chính trị xã hội (Đảng, Đoàn thanh niên hay các tổ chức khác…), cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân tộc.
Giữa các công đồng có thể khác nhau về quy mô, loại hình, tổ chức, cơ chế hoạt động…. Nhưng trong một cộng đồng, các thành viên lại thường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: vũ mạnh cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)