Bài 13. Công dân với cộng đồng

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Hoan | Ngày 26/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Công dân với cộng đồng thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Bài 13
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
Học sinh hiểu được thế nào là sống hòa nhập?Vì sao phải sống hòa nhập?Cần làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng?
(Lưu ý: “Hòa nhập” xem xét trong mối quan hệ với cộng đồng cũng chính là “sống hòa nhập”).
2. Về kỹ năng
Biết sống hòa nhậpvới mọi người xung quanh.
3. Về thái độ
Yêu quý, gắn bó với lớp, trường và cộng đồng nơi ở…
II. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.
2. Phương tiện
SGK, giáo án
III. Phương pháp: sử dụng phương pháp hỏi đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận lớp.
IV. Trọng tâm kiến thức
Trọng tâm của bài là nằm ở mục 2 (Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng). Học sinh phải hiểu được: nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và cũng là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay trong quan hệ với cộng đồng. Trên cơ sở đó, học sinh biết yêu quý, gắn bó với cộng đồng nơi ở, nơi học của mình và tích cực góp phần xây dựng lớp học, trường học và cộng đồng ngày càng tốt đẹp.
Bài 13. CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(2 tiết)
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra kiến thức đã học (6 phút)
Câu 1.Cộng đồng là gì?Cho ví dụ. (2 điểm)
Câu 2 : Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Lấy ví dụ để chứng minh. (8 điểm)
2. Giới thiệu bài mới (1 phút)
Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sống hòa nhập và hợp tác được với cộng đồng, xã hội.Vậy, thế nào là hòa nhập? Ý nghĩa của sống hòa nhập là gì? . Để lý giải cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài 13. Công dân với cộng đồng (tiết 2).
3. Giảng bài mới (27 phút)
Tiết 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động
học sinh
Nội dung


* Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị kiến thức 3: Hòa nhập (hay sống hòa nhập).
Cho học sinh vào vai “câu chuyện của cầu vồng”. Hình dung
bạn là màu sắc(đó, vàng, cam, chàm , lam, lục, tím) trong cầu vồng. Hãy chứng minh để mọi người thấy bạn có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất.
(Thảo luận nhanh khoảng 5 phút).


GV: Sau khi học sinh tranh luận đưa ra kết luận.

1. Thảo luận nhóm khoảng 5 phút để nêu quan điểm của mình về hội nhập: “hòa nhập là gì?”
Tham khảo:
- Chúng ta sống thì cần nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, vui chơi giải trí...  - Chúng ta không thể sống một mình mà phải có những người chung quanh và cả môi trường chúng ta sống nữa gọi là cộng đồng.  Cộ.ng đồng là những người sống chung trong một thôn , xóm, huyện, tỉnh, thành phố, trong một đất nước.  - Sống thiếu hòa nhập cộng đồng giống như trong một trận đấu bóng đá mà bạn là một cầu thủ nhưng bạn không tham gia vào một tình huống bóng nào, bạn sẽ bị lạc lõng không muốn chơi nữa giống như ở ngoài xã hội bạn sẽ không muốn sống nữa vậy....  Tóm lại nếu sống thiếu cộng đồng bạn sẽ không còn là bạn nữa

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRÊN EM HÃY RÚT RA:

GV: Sống hòa nhập là gì?

- Lưu ý: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa (không có người để tâm sự, chia sẻ vui buồn, không quan tâm giúp đỡ mọi người, đó là lối sống ích kỷ).
- Sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?


- Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện cho mình lối sống hòa nhập?
* Lưu ý: Tránh hiện tượng thường xảy ra như: xa lánh, bè phái, “băng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Hoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)