Bài 13. Công dân với cộng đồng

Chia sẻ bởi Huỳnh Hoàng Phúc | Ngày 26/04/2019 | 230

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Công dân với cộng đồng thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:



Bài 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.
- Hiểu được nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.
2. Về kỹ năng:
- Biết sống nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ: Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, nghiên cứu trường hợp điển hình

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương tiện
- Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có). Bài báo về các hoạt động nhân đạo, về các hoạt động hoà nhập, hợp tác với cộng đồng.
- Giấy khổ to, bút dạ, kéo, hồ dán.
2. Thiết bị: Tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.Về các hoạt động hoà nhập, hợp tác với cộng đồng.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối:
Hoạt động 1: Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
Hoạt động của thầy và trò

- Thảo luận, nhóm.
- GV: * Hãy kể tên một số ví dụ về cộng đồng?
- Ví dụ: Cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…
Cho biết cộng đồng là gì?
* Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt với cộng đồng? Từ đó ta phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng, đặc biệt là tập thể lớp, trường học và cộng đồng dân cư nơi cư trú?
- HS: Đại diện trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
* Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
- Thảo luận, nhóm.









- GV: * Thế nào là nhân nghĩa? Cho ví dụ?
* Các biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam?
* Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu về đạo đức của người công dân trong quan hệ với cộng đồng?

Nội dung kiến thức

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
a) Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó cùng một khối trong sinh hoạt xã hội.



b) Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
C.Mác: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
- Cộng đồng là hình thức thể hiện mối liên hệ và QHXH của con người. Đó là môi trường XH để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng.
- Mỗi cá nhân là thành viên, một tế bào của cộng đồng, nên phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, nguyên tắc của cộng đồng.
- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống cá nhân, đảm bảo mỗi người có điều kiện phát triển. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu có được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật.
- Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích với trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ. Nhờ sự phát triển của từng cá nhân mà cộng đồng lớn mạnh.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
a) Nhân nghĩa
+ Nhân là lòng thương người, Nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội.
+ Nhân nghĩa là lòng thương người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Hoàng Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)