Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá

Chia sẻ bởi Hoàng Mai Giang | Ngày 26/04/2019 | 155

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 7/3/2013
Ngày dạy: 12/3/2013
Bài 13, Tiết 30 (tiết 3): CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ.

I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá của nhà nước.
2. Về kĩ năng:
Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hoá phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hoá
3. Về thái độ:
Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước. Có ý‎ thức phê phán việc làm vi phạm chính sách văn hoá của nhà nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK,SGV GDCD 11.
- Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để thực hiện được mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách phát triển văn hóa như thế nào?
Cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu tiếp bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt



Gv: Trước khi tìm hiểu nhiệm vụ của văn hóa các em phải hiểu văn hóa là gì?
Gv: đưa ra nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá
?Từ định nghĩa đó em hiểu văn hóa là gì?
Hs: trả lời
Gv: nhận xét, kết luận

Gv: cho hs lấy ví dụ về văn hóa
Hs: trả lời
- Các công trình kiến trúc: nhà cửa, cầu cống, đường xá…
- Các sản phẩm phục vụ sản xuất tiêu dùng: ô tô, máy bay, tàu hỏa…
- những di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên…..
Gv: Theo em văn hoá có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của xã hội?
Hs: trả lời
Gv: nhận xét, kết luận




Gv: để khẳng định vai trò của văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói:
“Một dân tộc có thể bị áp bức bóc lột, bị suy kiệt về vật chất, nhưng sức sống của dân tộc đó vẫn còn…cái sức sống đó chính là ở những giá trị văn hóa, những truyền thống văn hóa tốt đẹp.”
Gv: Theo em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì?
?Em hiểu thế nào là nền văn hoá tiên tiến ? Văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc?
? Em hãy nêu một số những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam?
Gv: gợi ý qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Ví dụ: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình.
Hs: trả lời


Gv: Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận về những phương hướng
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Tìm hiểu phương hướng 1.
Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống nhân dân?













Nhóm 2: Tìm hiểu phương hướng 2.
Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giữ gìn phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc? Liên hệ địa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Mai Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)