Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá

Chia sẻ bởi Diễm Hồng | Ngày 11/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

GDCD 11
BÀI 13
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,
VĂN HÓA
“…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng gười”
Nội dung bài học
Chính sách GD và ĐT
Chính sách KH và CN
Chính sách văn hóa
Trách nhiệm công dân đối với chính sách GD và ĐT, KH và CN, văn hóa
1. Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục và đào tạo: là những chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp.
a) Vai trò của giáo dục và đào tạo.
Vai trò
GD và ĐT là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
b)
NHIỆM VỤ
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NÂNG CAO
DÂN TRÍ
ĐÀO TẠO
NHÂN LỰC
BỒI DƯỠNG
NHÂN TÀI
Nâng cao dân trí
Đào tạo nhân lực
Bồi dưỡng nhân tài
C) PHƯƠNG HƯỚNG
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo
- Là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.Muốn vậy cần :
- Thực hiện GD toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa
Dạy học tích cực
Mở rộng quy mô giáo dục
- Trên cơ sở đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, phát triển giáo dục bằng hình thức chính quy và không chính quy
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
Nhà nước tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục
Đa dạng hóa nguồn đầu tư
Xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học
Tăng thiết bị dạy học
Tiến tới chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường
Trường THPT Trương Định
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp GD nước ta, đảm bảo học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, làm sao để người nghèo được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
Lớp học tình thương
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”
 
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục Việt - Bỉ chiều 20/6/2008
Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới
Tăng cường hợp tác quốc tế
D. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
Cố gắng học tập tốt
Trang bị kiến thức vững chắc, kĩ năng lao động thành thạo
Có cuộc sống lành mạnh
Tham gia lao động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào.
2. Chính sách khoa học và công nghệ
a) Chính sách khoa học và công nghệ, vị trí của nó.
Chính sách khoa học và công nghệ: là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vị trí : Đảng ta xác định : khoa học và công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
b) Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
c) Phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ
Đổi mới tổ chức, quản lý KH và CN
Tạo thị trường cho KH và CN
Phát triển tiềm lực KH và CN
Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm
Đổi mới tổ chức, quản lý KH và CN nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lý luận.Muốn vậy, nhà nước tăng đầu tư vào ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, hiện đại.
Để tạo thị trường cho KH và CN, nhà nước phải tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và sở hữu trí tuệ, có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc.
Phát triển tiềm lực KH và CN.Coi trọng nghiên cứu cơ bản trong khoa học. Muốn vậy, trước hết phải nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.Đẩy mạnh tốc độ gửi cán bộ đi đào tạo ở các nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ...
Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh mẽ một số công nghệ cao như CNTT, CNSH...thực hiện đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư tràn lan, kém hiệu quả...
Hiện đại hóa NN - NT
3. Chính sách văn hóa
a) Chính sách văn hóa và vị trí của nó
Nó có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội vừa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là sự thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Vị trí
Chính sách văn hóa là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển con người toàn diện, phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển đất nước.
Món ăn
truyền thống
b) Nhiệm vụ của văn hoá
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

c) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
-Làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
+ CN M- LN giúp ta nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xh mới.
+ Tư tưởng HCM là sự vận dụng sáng tạo CN M- LN vào đk cụ thể nước ta và trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quí báu của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xd, bảo vệ Tổ quốc và xd nền VH mới.
-Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc.
+ Phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, vh, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc.
+ Phải coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản vh và danh lam thắng cảnh của đất nước.
Trang phục truyền thống
- Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại.
+ Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người VN.
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của vh độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn, kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.

-Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân .
+ Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo vh, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn.
+ Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới.
4. Trách nhiệm của công dân

Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT, KH-CN, văn hóa
Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Ra sức trao dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức KH-KT hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh
Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
the end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Diễm Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)