Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá

Chia sẻ bởi Tạ Xuân Kính | Ngày 11/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QÚY THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP

11A11!
GIÁO VIÊN: TẠ XUÂN KÍNH
Bài 13 (3 tiết )
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 1)
1) Chính sách giáo dục và đào tạo:
Khái niệm:
Em hiểu gì về giáo dục, đào tạo? Chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta?
1) Chính sách giáo dục và đào tạo:
a) Khái niệm:
- Giáo dục: Giáo dục nhằm tác động một cách có hệ thống để phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra; Hệ thống các phương pháp, biện pháp và các cơ quan giảng dạy-giáo dục của một nước.
- Đào tạo:
Đào tạo là việc bồi dưỡng và rèn luyện con người thông qua quá trình học tập để cung cấp kiến thức văn hóa chuyên môn, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, năng lực hành động nhằm làm cho họ đạt được những chuẩn mực, tiêu chí nhất định
- Chính sách GD&ĐT: Là những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi công dân.
b) Nhiệm vụ của GD&ĐT.
Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo là gì ?
- Nâng cao dân trí: Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập với văn minh nhân loại vì vậy cần phải nâng cao dân trí.
Đào tạo nhân lực:
+ Tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề
+ Tạo ra đội ngũ chuyên gia
+ Tạo ra đội ngũ nhà quản lí
Bồi dưỡng nhân tài: Đào tạo bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh.
DÂN TRÍ
NHÂN LỰC
NHÂN TÀI
SƠ ĐỒ THỂ HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
c) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
Câu 1 Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì chúng ta cần phải làm gì? Cho ví dụ?
Câu 2 Tại sao chúng ta cần mở rộng quy mô giáo dục? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3 Nhà nước ưu tiên cho giáo dục bằng những hình thức nào? Liên hệ địa phương em?
Câu 4 Việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích gì?
Câu 5 Em hiểu thế nào là xã hội hoá giáo dục? Ở địa phương em đã làm được điều đó chưa?
Câu 6 Việc tăng cường hợp tác với Quốc tế đem lại những mặt tích cực nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Thảo luận nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Kết luận: Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo
-Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục - đào tạo
Thực hiện một cách toàn diện :
+Đổi mới nội dung, phương pháp
+Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí
+Có chính sách đúng đắn trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
Mở rộng quy mô giáo dục
Mẫu giáo
Trường tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Đại học
Trường mầm non Quốc tế TP Hồ Chí Minh
Thiết bị hiện đại
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
Đầu tư trang thiết bị đồ dùng dạy học
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Ví dụ
TRƯỜNG TƯ THỤC
HỌC TẠI CHỨC, CHUYÊN TU…
TRƯỜNG TRUNG CẤP
TRƯỜNG CÔNG LẬP
Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
Phát triển giáo dục là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân, vì vậy cần đa dạng hoá các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của người dân.
Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.
d)Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo
- Cố gắng học tập tốt
- Trang bị cho mình kiến thức vững chắc
- Rèn luyện tay nghề, kĩ năng lao động thành thạo
- Tham gia lao động trong bất kì thành phần kinh tế nào
- Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Cũng cố: Hệ thống hóa nội dung bài học bằng sơ đồ
CHÍNH SÁCH GD VÀ Đ T
Nhiệm vụ của GD&ĐT
Phương hướng của GD&ĐT

Nâng cao dân trí

Đào tạo nhân lực

Bồi dưỡng nhân tài
Nâng cao chất lượng hiệu quả GD và ĐT
Mở rộng quy mô giáo dục
Ưu tiên và tăng hiệu quả đầu tư GD

Thực hện công bằng trong GD ĐT

hội
hóa
sự nghiệp GD
Hợp
tác Quốc
tế về GD
Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo
Củng cố : Em hiểu như thế nào câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
Bác Hồ đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, muốn đưa dân tộc ta sánh vai với các nước thì phải nâng cao sự hiểu biết của mọi người, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật. Đó chỉ có thể là sự nghiệp của giáo dục - đào tạo. Một sự nghiệp quan trọng nhằm phát triển nhân tố con người với tư cách vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước.
“Một dân tộc dốt”, dân trí thấp, kém hiểu biết => đất nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp thời đại
Bài tập trắc nghiệm:
1/Giáo dục và đào tạo ở nước ta được coi là quốc sách hàng đầu vì:
A. Có vai trò quan trọng nhằm giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại
B. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa
C. Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người

2/Giáo dục và đào tạo hiện nay ở nước ta có nhiệm vụ:
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
B. Xây dựng và bảo tổ quốc
C. Giúp cho đất nước phát triển trên con đường hội nhập
D. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

3/Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì GD&ĐT cần phải
A. Đào tạo được nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục
B. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội và nhân văn
C. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật
D. Đào tạo được nhiều nhân tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Xin chân thành cám ơn quí thầy giáo, cô giáo đã về dự giờ thăm lớp 11 A11!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Xuân Kính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)